66 Việc xem xét số dƣ đầu kì về TSCĐ, đƣợc tiến hành tuỳ thuộc vào doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Bài giảng Kiểm toán tài chính: Phần 1 (Trang 76 - 77)

- Hệ số nợ (Ý kiến nhận xét về sử dụng đòn bẩy tài chính của Công ty).

ƢƠN 4: KIỂM TOÁN U KỲ MUA NV P ẢI TRẢ 4.1 Tổng quan chu trình mua hàng – phải trả

66 Việc xem xét số dƣ đầu kì về TSCĐ, đƣợc tiến hành tuỳ thuộc vào doanh nghiệp

Việc xem xét số dƣ đầu kì về TSCĐ, đƣợc tiến hành tuỳ thuộc vào doanh nghiệp đƣợc tiến hành kiểm toán lần đầy hay kiểm toán từ lần thứ hai trở đi.

• Đối số dư cuối kỳ:

Trên cơ sở kết quả kiểm toán số dƣ đầu kỳ và các nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ trong kỳ, kiểm toán viên cần kết hợp với thủ tục kiểm tra chi tiết về số dƣ TSCĐ cuối kỳ. Các mục tiêu kiểm toán (hay cơ sở dẫn liệu cần xác minh) chủ yếu cũng bao gồm: sự hiện hữu, quyền và nghĩa vụ, tính toán - đánh giá, tổng hợp và báo cáo. Các thủ tục kiểm toán phổ biến có thể vận dụng nhƣ kiểm toán số dƣ các tài khoản khác; tuy nhiên cần đặc biệt chú ý về thủ tục kiểm kê tài sản (chứng kiến, tham gia kiểm kê hay trực tiếp tổ chức kiểm kê) thủ tục xin xác nhận về TSCĐ của đơn vị lƣu giữ tại bên thứ ba … để có bằng chứng về sự hiện hữu và tính giá của TSCĐ. Ngoài ra cũng cần lƣu ý đến sự phân loại và tổng hợp trình bày vào báo cáo tài chính đối với TSCĐ.

Kiểm toán chi phí khấu hao và giá trị hao mòn luỹ kế của tài sản cố định

Kiểm toán chi phí khấu hao TSCĐ

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam khấu hao là sự phân bổ một cách có hệ thống đối với giá trị phải trích khấu hao của TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản. Việc xác định mức khấu hao TSCĐ phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố là các ƣớc tính chủ quan của doanh nghiệp (giá trị thu hồi ƣớc tính khi thanh lý, thời gian sử dụng ƣớc tính …) vì vậy, khấu hao TSCĐ là một ƣớc tính kế toán. Việc kiểm toán chi phí khấu hao TSCĐ phải đƣợc thực hiện nhƣ là một quá trình kiểm toán các ƣớc tính kế toán.

Mục tiêu cơ bản của kiểm toán chi phí khấu hoa TSCĐ là xem xét quá trình tính toán, đánh giá xác định và phân bổ mức khấu hao TSCĐ cho các đối tƣợng sử dụng có hợp lý và đảm bảo tính nhất quán hay không. Mục tiêu này đƣợc cụ thể hoá nhƣ sau:

- Phải đảm bảo chính sách khấu hao mà doanh nghiệp đang áp dụng là hợp lý và nhất quán (nếu có sự thay đổi về chính sách khấu hao giữa các niên độ kế toán thì sự thay đổi này phải đƣợc trình bày đầy đủ trên các báo cáo tài chính theo yêu cầu của các chuẩn mực kế toán) Chính sách khấu hao của doanh nghiệp bao gồm: phạm vi trích khấu hao của TSCĐ, phƣơng pháp khấu hao, thời gian ƣớc tính và giá trị thanh lý ƣớc tính của TSCĐ, phƣơng pháp xác định giá trị phải trích khấu hao của TSCĐ

- Việc tính toán mức khấu hao của TSCĐ đƣợc thực hiện chính xác

- Việc phân bổ chi phí khấu hao cho các đối tƣợng đƣợc thực hiện một cách hợp lý và nhất quán giữa các kì.

Để đạt đƣợc các mục tiêu kiểm toán chi phí khấu hao TSCĐ, kiểm toán viên có thể thực hiện các thủ tục kiểm toán chủ yếu sau đây:

* Tiến hành phân tích sơ bộ chi phí khấu hao; kĩ thuật phân tích thƣờng đƣợc sử dụng là:

- So sánh tỷ lệ khấu hao bình quân kỳ (tỷ lệ giữa tổng chi phí khấu hao trong kì với tổng nguyên giá TSCĐ) này với các kỳ trƣớc. Việc so sánh có thể tiến hành cho toàn bộ TSCĐ hoặc cho từng loại TSCĐ có tỷ lệ khấu hao khác nhau của doanh nghiệp;

Một phần của tài liệu Bài giảng Kiểm toán tài chính: Phần 1 (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)