* Tác động tích cực. Sự phát triển của các KCN ở nông thôn đã góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn. Điều này được thể hiện cụ thểở các khía cạnh sau:
Thứ nhất, hạ tầng giao thông được hình thành và nâng cấp: Quy hoạch phát triển các KCN đòi hỏi phải xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật như giao thông, cung cấp điện nước, thông tin liên lạc, hệ thống thoát nước,... và các hạ tầng xã hội như trường học, bệnh viện,... Mặt khác, KCN còn thu hút một lượng lớn lao động từ các vùng khác đến, do đó thúc đẩy quá trình phân bố lại dân cư trong vùng và tạo điều kiện cho quá trình đô thị hóạ
Thứ hai, việc xây dựng các KCN ở nông thôn kéo theo sự phát triển của hệ thống hạ tầng dịch vụ như dịch vụ ngân hàng, bưu điện... Do đó, người dân có thể tiếp cận với các dịch vụ này một cách dễ dàng, thuận tiện.
* Tác động tiêu cực. Bên cạnh những tác động tích cực đến cơ sở hạ tầng nông thôn, việc phát triển KCN còn có những tác động tiêu cực đến cơ sở hạ tầng nông thôn. Cụ thể:
Thứ nhất, ở một số nơi, quy hoạch KCN chưa đồng bộ với quy hoạch cơ sở hạ tầng. Trong khi cơ sở hạ tầng chưa được xây dựng, hoạt động của các KCN kéo theo hoạt động của một lượng lớn phương tiện giao thông ra vào KCN đã làm cho hệ thống đường giao thông bị xuống cấp trầm trọng.
Thứ hai, việc xây dựng các KCN thường được thực hiện trên các vùng đất sản xuất nông nghiệp đã khiến cho hệ thống thủy lợi bị chia cắt. Ngoài ra, việc xây dựng và hoạt động của các KCN ở những vùng này có thể ảnh hưởng đến chất lượng và hoạt động của hệ thống thủy lợị