Tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế nông thôn

Một phần của tài liệu Tác động của phát triển các khu công nghiệp đến nông thôn qua nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh Hưng Yên (Trang 91 - 93)

II- Phân theo ngành kinh tế 100,0 100,0 100,0 100,

3.1.1.2. Tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế nông thôn

Tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn 1997 – 2013, có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân (tính theo giá hiện hành) hàng năm của tỉnh đạt 12,03%, trong đó tăng trưởng bình quân cao nhất là trong lĩnh vực công nghiệp- xây dựng với 23,15%; dịch vụ tăng 17,31%; nông nghiêp và thủy sản tăng 4,12%. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế cũng có sự chuyển dịch theo hướng tích cực; tỷ trọng của ngành nông nghiệp, thủy sản có xu hướng giảm từ

ngành công nghiệp, xây dựng tăng từ 20,26% năm 1997 lên 46,96% năm 2010 và 48,21% năm 2013. Qua đó có thể thấy, vai trò của ngành công nghiệp nói chung và vai trò của các KCN nói riêng đối với sự phát triển kinh tế của Hưng Yên trong những năm quạ

Bảng 3.3. Cơ cấu kinh tế của Hưng Yên giai đoạn 1997 – 2013

Năm Tổng sản phẩm trên địa bàn (triệu đồng) Cơ cấu (%) Chung NN CN-XD Dịch vụ NN CN- XD Dịch vụ 1997 2.581.169 1.338.778 523.024 719.367 51,87 20,26 27,87 2000 4.156.464 1.703.789 1.267.742 1.184.933 40,99 30,50 28,51 2005 8.238.568 2.512.668 3.133.084 2.592.816 30,50 38,03 31,47 2010 21.412.545 4.476.752 10.055.654 6.880.139 20,91 46,96 32,13 2013 35.142.024 5.988.637 16.940.916 12.212.471 17,04 48,21 34,76

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên năm 2000, 2010, 2013

Điều đáng chú ý là khu vực nông thôn đã có sự thay đổi cơ bản theo hướng sản xuất hàng hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng của lĩnh vực sản xuất phi nông nghiệp. Trong nội bộ ngành nông nghiệp, cơ cấu kinh tế cũng đang có sự chuyển dịch theo hướng hợp lý và tích cực; tỷ trọng của ngành chăn nuôi và thủy sản tăng, tỷ trọng của ngành trồng trọt giảm. Mặt khác, trên địa bàn tỉnh đã và đang dần hình thành một số vùng sản xuất cây, con tập trung và làng nghề tiểu thủ công nghiệp như vùng sản xuất rau sạch và nuôi lợn theo quy mô lớn ở Văn Giang; vùng sản xuất các loại cây dược liệu ở Khoái Châu, Văn Giang; vùng trồng cây cảnh nổi tiếng ở Văn Giang; vùng sản xuất cây ăn quảở Tiên Lữ, thành phố Hưng Yên; các làng nghề sản xuất và chế biến hoa quảở Tiên Lữ và thành phố Hưng Yên. Sự chuyển dịch từ sản xuất manh mún, nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn; sự phát triển của các làng nghềở nông thôn đã góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn Hưng Yên phát triển.

Nhờ những thành tựu của phát triển KT-XH của tỉnh nói chung và của nông thôn Hưng Yên nói riêng, trong những năm qua, cơ sở hạ tầng nông thôn tiếp tục được xây dựng mới và nâng cấp cả về chiều rộng và chiều sâu, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển; bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mớị

Một phần của tài liệu Tác động của phát triển các khu công nghiệp đến nông thôn qua nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh Hưng Yên (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)