II- Phân theo ngành kinh tế 100,0 100,0 100,0 100,
a) Thực trạn gy tế
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, trong những năm qua, Hưng Yên luôn chú trọng đến công tác y tế. Trong giai đoạn 2000-2013 mạng lưới y tế thường xuyên được củng cố và phát triển, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được cải thiện đáng kể, hầu hết các chỉ tiêu sức khoẻ của nhân dân Hưng Yên đều được nâng lên hoặc ổn định ở mức trung bình, nhiều chỉ tiêu cao hơn mức độ chung của vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước hiện naỵ Sự phát triển của hệ thống y tếđược thể hiện qua một số chỉ tiêu chủ yếu sau:
Chỉ tiêu 2001 2010 2013 Ghi chú
Tỷ lệ bác sỹ/10.000 dân (người) 3,7 5,1 7,2
Tỷ lệ trạm y tế có bác sĩ làm việc (%) 32 100 100 Đạt 100% từ năm 2006 Tỷ lệ thôn có nhân viên y tế hoạt động 80 100 100 Đạt 100% từ
năm 2003 Số giường bệnh/10.000 dân (giường) 24,38 28,33
Tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế (%)
84,47 20,50
Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắcxin (%)
97,95 `99,49
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên năm 2013
Tuy nhiên, hoạt động y tế trên địa bàn tỉnh còn có những hạn chế như: (i)
Thiếu đội ngũ cán bộ y tế có tay nghề cao ở tất cả các tuyến. (ii) Thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân. (iii)
Một số thầy thuốc chưa chuyển đổi kịp với cơ chế mới vẫn mang nặng tư tưởng bao cấp. (iv) Xã hội hoá công tác y tế hiệu quả chưa caọ (v) Bộ máy tổ chức và cán bộ dân số/KHHGĐ thiếu ổn định; chếđộ phụ cấp cho cán bộ dân số cơ sở và cộng tác viên dân số còn thấp; Chế độ chính sách đối với cán bộ y tế xã, phường, thôn còn nhiều bất cập. (vi) Nguồn tài chính đảm bảo cho hoạt động của y tế rất hạn hẹp. b) Thực trạng giáo dục và đào tạo
Từ khi tái lập tỉnh đến nay, hệ thống giáo dục và đào tạo của tỉnh Hưng Yên từng bước được hoàn thiện hơn với các cấp, bậc học, trình độđào tạo, các loại hình và phương thức giáo dục. Qui mô giáo dục tăng nhanh; mạng lưới cơ sở giáo dục được mở rộng; chất lượng giáo dục được nâng cao, phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển KT-XH của tỉnh. Công tác dạy nghề có tiến bộ, năm 2013 đào tạo được 45 nghìn lao động (ngắn hạn 39 nghìn, dài hạn 6 nghìn), nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên
huấn được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm, phần nào đã đáp ứng yêu cầu cung cấp lực lượng lao động qua đào tạo cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Số trường chuyên nghiệp tăng nhanh qua các năm, đến hết năm 2013, trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã có 8 trường trung cấp, 5 trường cao đằng và 3 trường Đại học và trên 30 cơ sở đào tạo nghề khác nhaụ
Mặc dù, số lượng các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh khá nhiều, song chất lượng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo nghề cho người lao động, đặc biệt là cho đối tượng người dân bị thu hồi đất phát triển KCN có nhu cầu học nghề để vào làm việc tại các KCN, cũng như chuyển đổi nghề nghiệp, tìm việc làm.
3.1.2.3. Quan hệ xã hội, văn hóa xã hội và an ninh trật tự nông thôn
Cùng với sự phát triển KT-XH, đời sống tinh thần của người dân nông thôn trong những năm qua đã được cải thiện đáng kể. Người dân có điều kiện tiếp cận thông tin về kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngoài nước, các thông tin phục vụ sản xuất và đời sống một cách nhanh chóng, thuận lợi qua các kênh nhưđài truyền hình, đài phát thanh của huyện, đài truyền thanh của xã.
Tuy nhiên, các tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng ở vùng nông thôn như tình trạng nghiện hút, cờ bạc… gây mất an ninh trật tự ở địa phương. Các nét văn hóa truyền thống ngày càng bị mai một. Tình trạng tranh chấp, khiếu kiện xảy ra thường xuyên đặc biệt là ở các vùng có KCN. Các vụ tranh chấp khiếu kiện chủ yếu tập trung vào vấn đề ruộng đất, tham nhũng, tiêu cực của cán bộ cơ sở, đền bù khi giải phóng mặt bằng… Hậu quả của tình hình tranh chấp, khiếu kiện đã làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, chính quyền cơ sở; làm mất ổn định về an ninh trật tự, kỷ cương bị xem thường; sựđoàn kết trong nông dân, tình làng nghĩa xóm bị sứt mẻ; gây thiệt hại về người và tài sản, xâm hại đến an ninh chính trị.
3.1.3. Thực trạng môi trường nông thôn
Tình trạng ô nhiễm môi trường trong khu vực dân cư nông thôn của Hưng Yên ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của nhân dân. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do: (i) Mật độ dân số ngày càng cao, tốc độ
ngày càng tăng. Ở một số vùng nông thôn chưa có tổ vệ sinh môi trường làm công việc thu gom rác thải, nhiều nơi chưa có bãi rác thải tập trung cũng như nơi xử lý rác nên rác thải được xả bừa bãi ra bờ ruộng, ven đường quốc lộ, đường sắt… làm mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường, mất cảnh quan; (ii) Hoạt động chăn nuôi phát triển phân tán trong khu dân cư, chất thải chăn nuôi không hoặc ít được xử lý, thải thẳng ra môi trường, cống rãnh trong thôn xóm, gây ô nhiễm môi trường không khí, nước mặt, nước ngầm rất nghiêm trọng; (iii) Nước thải từ các KCN, làng nghề ở nông thôn đã không chỉ làm ô nhiễm nguồn nước mặt (ao, hồ, sông) mà còn làm ô nhiễm trầm trọng nguồn nước ngầm. Tại các làng nghề, nước thải được xả thải trực tiếp ra hệ thống ao, hồ, kênh, mương mà không được xử lý đã làm ô nhiễm các nguồn nước này đồng thời làm ô nhiễm môi trường đất. Toàn tỉnh chỉ có 03 KCN (Phố Nối A, Dệt may Phố Nối, Thăng Long II) có hệ thống xử lý nước thải tập trung, các KCN còn lại chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung nên nước thải từ các cơ sở thoát ra các mương thủy lợi (tưới tiêu), ra sông. Mặc khác, tình trạng doanh nghiệp tự ý xả thải ngầm vẫn xảy ra phổ biến làm ô nhiễm các nguồn nước gần KCN như hệ thống sông Bắc Hưng Hải… làm cho nhiều ao, hồ ở nông thôn hiện nay đang ở tình trạng ô nhiễm, không có khả năng sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Chính điều này đã gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của người dân sống xung quanh các KCN.
3.2. TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐẾN NÔNG THÔN Ở TỈNH HƯNG YÊN NÔNG THÔN Ở TỈNH HƯNG YÊN
3.2.1. Tác động đến kinh tế nông thôn
Sự phát triển của các KCN ở nông thôn đã và đang làm thay đổi bộ mặt nông thôn, trước hết thể hiện ở sự phát triển kinh tế nông thôn.
3.2.1.1. Tác động đến tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn