Tác động đến giáo dục và đào tạo ở nông thôn

Một phần của tài liệu Tác động của phát triển các khu công nghiệp đến nông thôn qua nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh Hưng Yên (Trang 38 - 39)

* Tác động tích cực. Khi các KCN được xây dựng ở vùng nông thôn đã xuất hiện nhu cầu lớn về nguồn lực lao động đã qua đào tạọ Đòi hỏi của các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng lao động đã tác động tích cực đến hệ thống đào tạo và dạy nghề của các địa phương có KCN, thúc đẩy các cơ sở đào tạo và dạy nghề tại địa phương điều chỉnh lại mục tiêu, nội dung và phương pháp đào tạo phù hợp với thực tiễn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp và xã hộị

* Tác động tiêu cực. Do phát triển các KCN nên một số người dân ở địa phương khác đến nhập cưđể làm lao động trong các KCN. Nhiều người đã đưa theo gia đình, con cái đến ở. Một bộ phận công nhân khác, sau khi đến làm việc tại các KCN đã lập gia đình, sinh con. Điều này đòi hỏi cần có nhiều trường, lớp đểđáp ứng

nhu cầu học tập cho con em công nhân. Trong khi đó, hầu hết các địa phương có KCN chưa tính đến điều này trước khi xây dựng KCN nên đã tạo ra một sức ép và khó khăn rất lớn cho các trường học tại địa phương trong việc đảm bảo đủ cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu học tập của con em công nhân cũng như trẻ em địa phương. d) Tác động đến y tế - sức khỏe người dân ở nông thôn

* Tác động tích cực. Một số KCN có xây dựng phòng khám nhằm phục vụ cho việc khám chữa bệnh và sơ cứu ban đầu cho công nhân và như vậy người dân vùng xung quanh KCN cũng có thểđến khám ở những phòng khám nàỵ

* Tác động tiêu cực. Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí cùng với ô nhiễm môi trường nước đã và đang tác động xấu đến sức khỏe và tài sản của người dân. Do nước thải từ các KCN không được xử lý gây ô nhiễm nước mặt và nước ngầm; bên cạnh đó bụi, khí thải và tiếng ồn là những chất ô nhiễm có tác động trực tiếp đến sức khỏe của người lao động và gây ra một số loại bệnh như: phổi, phế quản, nhiễm độc, ngoài dạ.. Ô nhiễm không khí và nước thải không chỉ gây ảnh hưởng cho người lao động mà còn ảnh hưởng đến người dân sống xung quanh KCN.

Phát triển KCN sẽ dẫn đến một hệ quả tất yếu là sự di dân của một bộ phận lớn lao động. Theo thống kê của Tổng cục Thống kê, "tổng số người di cư (kể cả trong nội tỉnh và giữa các tỉnh) trong 5 năm trước thời điểm điều tra năm 2009 tăng lên đến 6,57 triệu người so với 5,14 triệu người năm 1999, chủ yếu là di cư giữa các tỉnh và gắn liền với phát triển kinh tế tại các khu đô thị và các KCN" (Tổng cục Thống kê, 2009)[53]. Sự di dân với số lượng lớn trong một khoảng thời gian ngắn có thể dẫn tới hệ quả có một bộ phận lớn lao động nữ nhập cư đang trong độ tuổi lập gia đình hoặc sinh nở sẽ gây ra nhiều khó khăn cho vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản cho chị em, đồng thời sẽ gây khó khăn trong việc các chị em lập gia đình.

1.4.3.3. Tác động đến môi trường nông thôn

Một phần của tài liệu Tác động của phát triển các khu công nghiệp đến nông thôn qua nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh Hưng Yên (Trang 38 - 39)