Trong những năm qua, các KCN ở nông thôn là nhân tố động lực đóng góp quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, biến vùng thuần nông thành vùng kinh tế trọng điểm có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, phổ biến trên 10%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong GDP với tốc độ khá nhanh. Nhiều tỉnh thuần nông trước đây nhờ phát triển KCN như Đồng Nai, Bình Dương, Long An đang và sẽ nhanh chóng trở thành những tỉnh công nghiệp như Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương... Bộ mặt nông thôn đổi mới theo hướng văn minh, hiện đạị Nhiều nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có quy trình sản xuất công nghiệp hiện đại, công nghệ cao được xây dựng và phát triển thu hút hàng chục tỉ USD và hàng nghìn tỉ đồng của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Các KCN đã và đang thu hút hàng triệu lao động nông thôn, tạo ra thị trường sức lao động mới để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội trong vùng. Hệ thống kết cấu hạ tầng được xây dựng mới và nâng cấp, nhất là khu vực nông thôn, tỷ lệ hộ nghèo giảm.
Hơn thế nữa, Đảng ta coi đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, còn vì nông dân, nông thôn Việt Nam có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của đất nước trước đây và trong sự nghiệp đổi mới hiện naỵ Khu vực nông nghiệp, nông thôn hiện có tài nguyên lớn vềđất đai và các tiềm năng thiên nhiên khác: hơn 7 triệu ha đất canh tác, 10 triệu ha đất canh tác chưa sử dụng; các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là sản phẩm nông nghiệp (như gạo, cà phê, điều, hạt tiêụ..). Nông nghiệp, nông thôn còn giữ vai trò hết sức quan trọng trong cung cấp các nguồn nguyên, vật liệu cho phát triển cụm công nghiệp - dịch vụ.
Bộ mặt nông thôn Việt Nam trong thời gian vừa qua đã có nhiều đổi mới, từ chỗ bị thiếu ăn, phải nhập khẩu gạo, đến nay đã và đang xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới (sau Thái Lan). Tuy nhiên, vẫn còn đó những hạn chế, yếu kém mà nhiều năm nay vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu, như: vốn đầu tư cho khu vực này vẫn thấp (chiếm 11% - 12% tổng đầu tư toàn xã hội); sản phẩm nông nghiệp lại chủ yếu thiên về số lượng chưa nâng cao về chất lượng; giá thành nông sản còn cao,
năng suất lao động và hiệu quả sản xuất còn thấp; sản lượng nông sản tuy tăng nhưng chi phí đầu vào vẫn tăng cao (chi phí cho sản xuất 1ha lúa tăng từ 1 triệu đến 1,5 triệu đồng), trong khi giá các mặt hàng nông sản trên thị trường quốc tế lại giảm. Trong khi đó, các chính sách và biện pháp mà Nhà nước đã áp dụng cho phát triển nông nghiệp những năm gần đây chưa tạo bước đột phá mạnh. Trình độ dân trí của một bộ phận nông dân (nhất là vùng sâu, vùng xa) chưa được cải thiện, đời sống, xã hội nông thôn mặc dù có sự chuyển biến song chưa mạnh và không đồng đềụ Tình trạng đó dẫn đến sự chênh lệch giữa khu vực thành thị và nông thôn ngày càng lớn. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê và Ngân hàng thế giới (WB)- năm 2003, hệ số chênh lệch giữa thành thị và nông thôn còn là 3,65 lần.
Sự cần thiết khách quan của phát triển KCN ở nông thôn là do:
Thứ nhất, do vai trò của KCN với phát triển kinh tế- xã hội nông thôn. Việc phát triển các KCN trong thời gian qua không những thúc đẩy các ngành dịch vụ phát triển, thúc đẩy CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn còn đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, góp phần đáng kể vào việc hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng trong và ngoài KCN. Điều này được thể hiện qua một số khía cạnh sau: (i) sự phát triển của KCN ở nông thôn đã góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân nông thôn. (ii) sự phát triển của các KCN ở nông thôn đã làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng giảm dần tỷ trọng của ngành nông nghiệp và tăng dần tỷ trọng của các ngành công nghiệp, dịch vụ. (iii) sự phát triển của các KCN ở nông thôn đã góp phần đáng kể vào sự phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn. (iv) sự phát triển KCN ở nông thôn góp phần phát triển giáo dục, văn hóa và nâng cao đời sống tinh thần của người dân nông thôn.
Nói tóm lại, quá trình phát triển các KCN ở Việt Nam trong những năm qua đã thể hiện sự đúng đắn trong đường lối phát triển kinh tế của Đảng. Đối với sự phát triển kinh tếđất nước nói chung, sự phát triển của các KCN đã có những đóng góp không nhỏ trong việc tăng kim ngạch xuất khẩu, nâng cao trình độ và hiện đại hóa công nghệ, tăng cường khả năng tổ chức quản lý sản xuất và quản lý nhà nước, từ đó làm giảm chi phí sản xuất, tăng cường năng lực cạnh tranh của sản phẩm
trong quá trình hội nhập. Đối với các vùng nông thôn có KCN, sự có mặt của các KCN đã làm thay đổi cơ bản bộ mặt nông thôn; thu nhập và đời sống tinh thần của người dân nông thôn được nâng lên rõ rệt; cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tích cực, hạ tầng nông thôn được cải thiện… Điều này đã cho thấy những vai trò to lớn của KCN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn.
Thứ hai, do yêu cầu của đẩy nhanh CNH, HĐH. Mục tiêu của Việt Nam là đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp. Điều này đặt ra yêu cầu đẩy nhanh CNH-HĐH, trong đó CNH-HĐH nông thôn đóng vai trò quan trọng. Việc xây dựng các KCN ở vùng nông thôn góp phần phát triển công nghiệp địa phương thông qua việc phát triển công nghiệp phụ trợ. Mặt khác, nhằm cung cấp nguyên vật liệu cho các doanh nghiệp của KCN, các địa phương cần chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hóa, đưa các công nghệ sản xuất hiện đại vào sản xuất, từ đó đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH nông thôn.
Thứ ba, do yêu cầu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Để trở thành một quốc gia phát triển, cần phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng của ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp, dịch vụ. Muốn vậy, phải tập trung phát triển các KCN, bởi một trong những vai trò của phát triển KCN là góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Chính vì vậy, để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn một cách hợp lý thì một trong những giải pháp quan trọng là phát triển KCN. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn khi có KCN được thể hiện ở 2 khía cạnh: (i) các KCN được hình thành sẽ thu hút một lực lượng lớn lao động nông nghiệp chuyển đổi nghề nghiệp để vào làm việc tại các KCN hoặc chuyển sang làm dịch vụ phục vụ KCN. (ii) sự phát triển các KCN cũng góp phần phát triển công nghiệp phụ trợ, điều này thúc đẩy phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp phụ trợ ở nông thôn từđó làm tăng tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp và giảm tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ở nông thôn.
Thứ tư, do yêu cầu của sử dụng hợp lý tài nguyên. Sự phát triển các KCN ở nông thôn xuất phát từ yêu cầu sử dụng hợp lý nguồn lực lao động ở nông thôn. Sự hình thành và phát triển các KCN ở nông thôn đã giải quyết việc làm cho một bộ
phận lao động nông thôn. Tính đến thời điểm 1/10/2012, cả nước có 53,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động (trong đó 70% là lao động thuộc khu vực nông thôn) (Tổng Cục Thống kê, 2012)[54]. Hàng năm, có 1,2 đến 1,6 triệu thiếu niên bước vào độ tuổi thanh niên bổ sung cho lực lượng lao động trẻ. Sự phát triển của các KCN ở nông thôn đã góp phần tích cực vào giải quyết việc làm cho đội ngũ lao động nàỵ Theo lý thuyết, tùy theo tính chất ngành nghề và số lượng dự án đầu tư thu hút vào KCN, bình quân mỗi KCN với diện tích từ 100- 150 ha khi lấp đầy sẽ cần từ 15.000- 18.000 lao động. Theo tính toán của An Viên (2003) [72], tại các KCN ở Việt Nam, với quy mô bình quân là 190 ha/KCN và tỷ lệ lấp đầy là gần 60% thì số lao động cần thiết là 12.000 người/KCN. Ngoài tạo việc làm trực tiếp thông qua sự thu hút lao động vào làm việc tại các KCN, sự phát triển của các KCN ở nông thôn còn tạo ra việc làm gián tiếp cho lao động nông thôn. Các KCN được xây dựng ở nông thôn kéo theo sự phát triển của các loại hình dịch vụ phục vụ KCN và người lao động của KCN, qua đó đã tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người nông thôn. Bên cạnh đó, sự phát triển của các KCN ở nông thôn đã giúp phân phối lại lực lượng lao động nông thôn theo hướng giảm dần số lao động đơn thuần làm nông nghiệp và tăng số lao động tham gia vào ngành công nghiệp và dịch vụ.
Sự phát triển các KCN ở nông thôn còn góp phần tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, góp phần chuyên môn hóa trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông nghiệp ở nông thôn. Hiện nay, nhiều KCN đặc biệt là các KCN chế biến được xây dựng gắn với các vùng nguyên liệụ Điều này không chỉ làm giảm chi phí sản xuất của các doanh nghiệp mà còn góp phần thúc đẩy phát triển các vùng nguyên liệu với quy mô lớn. Bên cạnh đó, sự phát triển các KCN ở nông thôn còn kéo theo một lực lượng lao động lớn từ các nơi khác đến làm tăng nhu cầu lương thực, thực phẩm từ đó thúc đẩy nông nghiệp ở các vùng ven KCN phát triển. Điều này góp phần sử dụng hợp lý nguồn lực đất đai ở nông thôn cũng như khai thác được các lợi thế về mặt tự nhiên của từng vùng.
Thứ năm, do yêu cầu của xóa đói, giảm nghèo và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân nông thôn. Các KCN được hình thành ở nông thôn đã
góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn thông qua việc cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao mức sống văn hóa, tinh thần của người dân nông thôn và của xã hội theo hướng văn minh và hiện đại; giảm dần khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Mặt khác, phát triển các KCN ở nông thôn sẽ góp phần cải thiện chất lượng môi trường nông thôn trong điều kiện việc quản lý chất thải tại các doanh nghiệp được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định.
1.3.2. Khả năng phát triển các khu công nghiệp ở nông thôn
Việc phát triển các KCN ở nông thôn xuất phát từ các cơ sở sau:
Thứ nhất, nông thôn có lợi thế trong việc bố trí quỹ đất để xây dựng các KCN so với thành thị. Với mật độ dân số thấp hơn nhiều so với thành thị thì việc bố trí quỹ đất để xây dựng KCN ở nông thôn sẽ dễ dàng hơn so với ở thành thị. Mặt khác, chi phí GPMB cho việc thu hồi đất phục vụ phát triển KCN ở nông thôn cũng thấp hơn nhiều so với ở thành thị. Đây là một sức hút lớn đối với các nhà đầu tư.
Thứ hai, nông thôn có khả năng cung cấp một lực lượng lao động dồi dào với mức giá thấp hơn so với thành thị. Với khoảng 70% dân số sống ở nông thôn, việc thu hút lao động vào làm việc ở các KCN là hoàn toàn khả thị
Thứ ba, nông thôn là nơi cung cấp các nhiều nguồn nguyên vật liệu đầu vào cho các KCN. Do đó, khi các KCN được đặt ở nông thôn sẽ thuận lợi trong việc tìm kiếm các nguồn nguyên vật liệu đầu vào, tiết kiệm nguyên vật liệụ
Thứ tư, kinh nghiệm từ các nước trong khu vực (như Đài Loan, Thái Lan, Indonesia, ...) đều cho thấy bài học: CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn là cơ sởđể chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tếđất nước.
Tóm lại, thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn chính là từng bước để phát triển nông thôn Việt Nam theo hướng hiện đại, xóa dần khoảng cách giữa thành thị với nông thôn. Để làm được điều này, cần rất nhiều giải pháp, trong đó một giải pháp quan trọng là phải phát triển các KCN. Với tính chất, đặc điểm và đặc biệt là vai trò thông qua các tác động tích cực như: phát triển kết cấu hạ tầng; tăng giá trị sản xuất, giá trị sản phẩm xã hội; tạo nhiều công ăn việc làm cho lao động nông thôn, nâng cao thu nhập và đời sống dân cư; chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
thôn theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ; chuyển dịch cơ cấu lao động và nâng cao trình độ lao động nông thôn; phát triển khoa học công nghệ; phát triển nông thôn văn minh, hiện đại phù hợp với sự nghiệp CNH-HĐH đất nước thì phát triển các KCN ở nông thôn là một tất yếu khách quan.