II- Phân theo ngành kinh tế 100,0 100,0 100,0 100,
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐẾN NÔNG THÔN 4.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
4.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
4.1.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội 4.1.1.1. Quan điểm phát triển 4.1.1.1. Quan điểm phát triển
Trong Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2011- 2020 ở nước ta, quan điểm phát triển là: (i) Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược. (ii) Đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế và chính trị vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. (iii) Mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người; coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển. (iv) Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất với trình độ khoa học, công nghệ ngày càng cao; đồng thời hoàn thiện quan hệ sản xuất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩạ (v) Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ ngày càng cao trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI- Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2011- 2020, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, (91-147)[5].
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Hưng Yên đến năm 2020, xác định quan điểm phát triển sau: (i) Phát triển nhanh và bền vững, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, GDP bình quân đầu người sớm đạt mức bình quân chung của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Phát triển dựa trên lợi thế so sánh của tỉnh, phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội đất nước 2011-2020, bảo đảm sự phát triển thống nhất và hài hòa với vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Kinh tế Trọng điểm Bắc Bộ và vùng thủ đô Hà Nộị Phát huy lợi thế để đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ, cung cấp sản phẩm cho thủđô Hà Nội, các đô thị liền kề
tư xây dựng, tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm đối với những lĩnh vực tỉnh có lợi thế, đem lại giá trị gia tăng cao, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại và có sức cạnh tranh; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của tỉnh tăng cường liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp ngoài địa phương và các nhà đầu tư nước ngoài; thu hút có chọn lọc các nhà đầu tư, ưu tiên các đối tác lớn, có tiềm lực vốn và công nghệ tiên tiến. (iii) Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá và bảo đảm an sinh xã hội; xây dựng đô thị, nông thôn mới văn minh, hiện đại, đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội; phát triển tương đối hài hoà giữa các địa bàn trong tỉnh; nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Xây dựng Hưng Yên trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực của khu vực. (iv) Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chú trọng phát triển giáo dục - đào tạo, phát huy truyền thống yêu nước, khuyến khích tinh thần cống hiến, sáng tạo và trách nhiệm kết hợp với phát triển khoa học công nghệ là yếu tố quyết định cho sự phát triển của địa phương. (v) Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng- an ninh và trật tự an toàn xã hội; phát triển kinh tế- xã hội đi đôi với bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái, bảo đảm sự phát triển bền vững; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của chính quyền các cấp. Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên (2011), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Hưng Yên đến năm 2020, Hưng Yên[70].
4.1.1.2. Mục tiêu phát triển