Hoàn thiện một số chính sách liên quan tới phát triển khu công nghiệp

Một phần của tài liệu Tác động của phát triển các khu công nghiệp đến nông thôn qua nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh Hưng Yên (Trang 164 - 170)

II- Phân theo ngành kinh tế 100,0 100,0 100,0 100,

4.2.7.Hoàn thiện một số chính sách liên quan tới phát triển khu công nghiệp

triển khu công nghiệp và chuyển đổi nghề sang làm dịch vụ phục vụ nhu cầu khu công nghiệp của lao động nông thôn

4.2.7.Hoàn thiện một số chính sách liên quan tới phát triển khu công nghiệp

Tỉnh Hưng Yên cần ban hành, điều chỉnh một số chính sách để ưu đãi đầu tư vào các KCN, tạo điều kiện thuận lợi, lợi thế và hấp dẫn cho các doanh nghiệp đầu tư trong các KCN của tỉnh, như:

(i) Ổn định chính sách về bồi thường thiệt hại, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất để một số KCN sớm hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng do không bị ảnh hưởng bởi chính sách thay đổi, người có đất bị thu hồi không có tư tưởng chờ giá tăng để sớm nhận tiền bồi thường đất, bàn giao mặt bằng tạo điều kiện để các doanh nghiệp sớm triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng các KCN.

(ii) Ổn định giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp và điều chỉnh hệ số tính giá thuê đất đối với KCN để giá thuê đất trong KCN thấp hơn so với giá thuê đất ngoài KCN, đồng thời tạo lợi thế cạnh tranh so với một số tỉnh trong vùng kinh tế trong điểm phía Bắc để tạo môi trường hấp dẫn các doanh nghiệp đầu tư vào các KCN của tỉnh Hưng Yên.

(iii) Cần phải có chính sách ưu đãi đầu tư cho các doanh nghiệp có dự án đầu tư vào KCN nhằm tăng khả năng thu hút đầu tư vào KCN, trong đó đặc biệt tập trung khuyến khích các dự án đầu tư có công nghệ tiên tiến, có khả năng đóng góp nhiều cho ngân sách, có khả năng hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất của các doanh nghiệp khác trong tỉnh góp phần thúc đẩy liên kết kinh tế, hình thành chuỗi giá trị ngành hàng. Một sốưu đãi cần nghiên cứu ban hành như: Áp dụng biểu thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn giảm thuê thu nhập doanh nghiệp; hỗ trợ kinh phí đào tạo lao động; xây dựng nhà ở công nhân…

Phát triển các KCN ở nông thôn là tất yếu khách quan nhằm đẩy mạnh sự nghiệp CNH- HĐH và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nông thôn. Từ kinh nghiệm phát triển KCN của một số nước trên thế giới và hơn 20 năm xây dựng và phát triển KCN ở Việt Nam cho thấy các KCN đã và đang có những tác động tích cực và tiêu cực đến kinh tế, xã hội, môi trường và chính sách phát triển nông thôn. Để xem xét các tác động qua lại (tích cực và tiêu cực) cũng nhưđề xuất các giải pháp nhằm phát huy các tác động tích cực và hạn chế các tác động tiêu cực từ phát triển các KCN đến nông thôn, luận án đã nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh Hưng Yên. Thông qua các cách tiếp cận, phương pháp thu thập và kết hợp các phương pháp phân tích dữ liệu thống kê mô tả, so sánh để phân tích thực trạng phát triển KCN và thực trạng phát triển nông thôn tại tỉnh Hưng Yên; phân tích định lượng để đánh giá sự khác nhau về các yếu tố: thu nhập, lao động, việc làm, cơ sở hạ tầng, văn hóa, y tế, giáo dục, môi trường... giữa vùng có KCN và vùng không có KCN, giữa thời điểm trước và sau khi có KCN. Từ đó chỉ rõ những tác động của phát triển các KCN đến kinh tế, xã hội, môi trường và chính sách ở nông thôn. Luận án đã đạt được các kết quả nghiên cứu sau:

Thứ nhất, bằng cách tiếp cận hệ thống và lôgic, luận án đã tổng hợp và phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của phát triển các KCN đến nông thôn là ảnh hưởng của sự phát triển KCN đến nông thôn, gây ra những thay đổi của nông thôn về kinh tế, xã hội, môi trường cũng như chính sách phát triển nông thôn. Qua đó, không chỉ thấy được những yếu tố của nông thôn bị tác động mà còn chỉ ra chiều hướng tác động, mức độ tác động, lượng hóa được tác động và cơ chế gây tác động. Từđó giúp đề xuất các giải pháp nhằm phát huy các tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của phát triển KCN đến nông thôn.

Sự phát triển các KCN đã có những tác động cả hai chiều (tích cực và tiêu cực) đến kinh tế, xã hội, môi trường, chính sách phát triển nông thôn với chiều hướng và mức độ tác động khác nhau, phụ thuộc vào các yếu tố: chính sách phát triển các KCN; quy hoạch phát triển KCN; chính sách đền bù GPMB, giải pháp đối

KCN.

Thứ hai, Qua nghiên cứu những kinh nghiệm của Đài Loan, Thái Lan, Indonesia và một sốđịa phương trong nước về phát triển các KCN, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm bước đầu cho các địa phương nhằm phát huy những tác động tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực của quá trình phát triển các KCN đến nông thôn, đó là: quy hoạch phát triển các KCN phải phù hợp với quy hoạch phát triển KT-XH, phát huy và khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của địa phương; xây dựng KCN phải đồng bộ cơ sở hạ tầng cả trong và ngoài hàng rào KCN để phục vụ và hỗ trợ các hoạt động của KCN; lựa chọn chủđầu tư KCN phải có năng lực, kinh nghiệm đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN; cơ chế, chính sách về đền bù GPMB cần ổn định, đảm bảo hài hòa lợi ích của cả nhà nước, doanh nghiệp và người có đất bị thu hồi, quan tâm chú ý đến ổn định đời sống, tạo việc làm cho người nông dân có đất bị thu hồi; quan tâm đến công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động, bao gồm cả người nông dân mất đất và nguồn nhân lực phục vụ cho các KCN; cần có quy định cụ thể về bảo vệ môi trường KCN…

Thứ ba, Trên cơ sở xem xét những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển các KCN; khái quát tình hình phát triển các KCN ở Việt Nam và thực trạng tại tỉnh Hưng Yên. Cho thấy, quá trình xây dựng và phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong những năm quan đã có những đóng góp quan trọng đối với kinh tế- xã hội của tỉnh, song cũng đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu giải quyết, như: Diện tích đất trồng lúa giảm ảnh hưởng đến an ninh lương thực; Kết cấu cơ sở hạ tầng thay đổi, chưa gắn kết với quy hoạch phát triển giao thông, thủy lợi; Gây ô nhiễm môi trường nước, không khí và đất xung quanh các KCN; Công tác GPMB các KCN còn gặp nhiều khó khăn, việc triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các KCN còn chậm; Kết quả thu hút đầu tư còn nhiều hạn chế, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DN và sử dụng đất còn thấp; Chưa hình thành ngành công nghiệp chính, mũi nhọn của địa phương; Khả năng tiếp cận đất KCN còn khó khăn, giá thành cao; Điều kiện làm việc và môi trường sống của người

đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chấp lượng cao cho các KCN.

Thứ tư, Qua nghiên cứu thực trạng nông thôn tỉnh Hưng Yên và kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu từ phân tích các dữ liệu được thu thập qua phiếu điều tra của các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình…, Luận án đã chỉ ra việc phát triển các KCN ở tỉnh Hưng Yên có những tác động tích cực đến nông thôn, như: Thúc đẩy kinh tế nông thôn tăng trưởng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực; Thu nhập và đời sống của người dân nông thôn được cải thiện (thu nhập của người dân vùng có KCN tăng lên sau khi có KCN và cao hơn thu nhập của người dân vùng không có KCN); Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn phát triển hơn sau khi có KCN; Tạo việc làm cho người lao động và làm tăng khả năng tiếp cận với thông tin, y tế, giáo dục cho người dân nông thôn... Đồng thời, nó cũng có những tác động tiêu cực đến nông thôn, như: Sự quá tải của cơ sở hạ tầng và phá vỡ hệ thống thủy lợi làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, cũng như thoát nước; Một bộ phận nhỏ người nông dân nông thôn có thu nhập giảm đi sau khi có KCN do bị mất ruộng, mất việc làm, không thể chuyển đổi nghề nghiệp; Làm phá vỡ một số thiết chế văn hóa ở nông thôn, tệ nạn xã hội như nghiện hút, cờ bạc có chiều hướng gia tăng; Làm suy giảm chất lượng môi trường nông thôn, đặc biệt là ở vùng có KCN.

Thứ năm, Từ các quan điểm, định hướng phát triển KT-XH, phát triển nông thôn và phát triển KCN, nhằm phát huy các tác động tích cực và hạn chế các tác động tiêu cực của phát triển các KCN đến nông thôn nói chung, tỉnh Hưng Yên nói riêng, luận án đã đề xuất một số nhóm giải pháp: (i) Rà soát và hoàn thiện quy hoạch các KCN và quy hoạch xây dựng; (ii) Phát triển và hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; (iii) Cơ cấu lại kinh tế nông thôn để kết hợp hài hòa với hoạt động của KCN; (iv)

Phát triển các hoạt động đào tạo nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn; (v)

Nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên các địa bàn phát triển KCN; (vi) Tạo các điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển KCN; (vii) Hoàn thiện một số chính sách liên quan tới phát triển KCN.

khai thực hiện ở các địa phương nói chung, tỉnh Hưng Yên nói riêng sẽ hạn chếđược các tác động tiêu cực, đồng thời phát huy và đẩy mạnh phát triển các KCN, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH của các địa phương theo hướng bền vững.

Qua phân tích tác động (cả tích cực và tiêu cực) của phát triển KCN đến nông thôn tỉnh Hưng Yên trên các khía cạnh: kinh tế, xã hội, môi trường và chính sách; đánh giá thực trạng nông thôn trong bối cảnh phát triển KCN và chỉ ra mối quan hệ qua lại giữa phát triển KCN với phát triển nông thôn; và với sự hỗ trợ của mô hình phân tích định lượng đã phân tích sâu, lượng hóa được một phần những tác động của phát triển các KCN đến kinh tế, xã hội, môi trường và chính sách phát triển nông thôn tại tỉnh Hưng Yên, luận án đã giải quyết một số khoảng trống mà các nghiên cứu trước đây chưa thực hiện. Tuy nhiên, do giới hạn của nghiên cứu nên luận án chưa lượng hóa được tác động của KCN đến một số vấn đề như: y tế, giáo dục, đào tạọ.. ở nông thôn; chưa phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững nông thôn trong bối cảnh phát triển KCN. Do vậy, hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài có thể là (i) đo lường được độ lớn của các tác động từ sự phát triển khu công nghiệp đến phát triển nông thôn bằng các mô hình định lượng; (ii) phân tích và lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững nông thôn trong bối cảnh phát triển khu công nghiệp...

Với những kết quả nghiên cứu trên, luận án đã cố gắng thực hiện được mục tiêu nghiên cứu và đáp ứng các yêu cầu của Luận án Tiến sỹ kinh tế. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo của Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Khoa Bất động sản và Kinh tế tài nguyên, Viện đào tạo Sau đại học, đặc biệt là GS.TS Hoàng Ngọc Việt, PGS.TS Trần Quốc Khánh..., các cán bộ của Vụ Quản lý khu kinh tế- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên và các tổ chức, cá nhân có liên quan đã đóng góp ý kiến, giúp đỡ tôi hoàn thành luận án nàỵ Tôi rất mong tiếp tục nhận được những ý kiến đóng góp để hoàn thiện hơn nội dung nghiên cứu trong thời gian tớị/.

1. Bùi Thế Cử (2011), “Thực trạng phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên”, Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số 128(164), Hà Nộị

2. Bùi Thế Cử (2011), “Những tồn tại, bất cập và mâu thuẫn trong quá trình phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn nông thôn tỉnh Hưng Yên”, Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số 130(166), Hà Nộị

3. Bùi Thế Cử, Hoàng Ngọc Việt (2014), “Phát triển khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, số 204(II), Hà Nộị

4. Bùi Thế Cử (2014), “Kinh nghiệm phát triển các khu công nghiệp ở một số địa phương và bài học cho tỉnh Hưng Yên”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia Marketing quan hệ của các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ tại Việt Nam, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nộị

5. Hoàng Ngọc Việt, Bùi Thế Cử (2014), “Hưng Yên nỗ lực xây dựng nông thôn mới”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Số chuyên đề tháng 09/2014.

Một phần của tài liệu Tác động của phát triển các khu công nghiệp đến nông thôn qua nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh Hưng Yên (Trang 164 - 170)