II- Phân theo ngành kinh tế 100,0 100,0 100,0 100,
b) Mục tiêu cụ thể
4.2.1.1. Quy hoạch các khu công nghiệp
Trên cơ sở Quy hoạch phát triển các KCN của tỉnh Hưng Yên đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận; từ thực trạng xây dựng, phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội tỉnh đến năm 2020, các quy hoạch chuyên ngành: về giao thông, thủy lợi, đô thị, sử dụng đất ... và hiện trạng cơ sở hạ tầng của tỉnh, cần tiến hành rà soát, điều chỉnh lại Quy hoạch phát triển các KCN của tỉnh Hưng Yên theo hướng:
(i) Đưa ra khỏi quy hoạch những KCN không có khả năng triển khai thực hiện như: KCN Bãi Sậy- 150ha, KCN Dân Tiến- 150ha, KCN Thổ Hoàng- 400ha bởi hiện nay các KCN này chưa được phê duyệt quy hoạch chi tiết, trong khi đó việc điều chỉnh nút giao của đường cao tốc Hà Nội- Hải Phòng với đường quốc lộ 38, 39 đã điều chỉnh đã làm cho các KCN này không còn có vị trí thuận lợi để thu hút đầu tư xây dựng KCN. Đồng thời cần nghiên cứu điều chỉnh lại quy mô sử dụng đất của một
trường cũng như hoạt động của KCN đối với đời sống sinh hoạt của người dân và đảm bảo quy mô hợp lý như: KCN Minh Quang- 350ha còn khoảng 250ha, KCN Vĩnh Khúc- 380ha còn khoảng 250hạ Việc điều chỉnh các quy hoạch này vừa đảm bảo tính khả thi thực hiện các KCN, cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng đất và giữ được diện tích đất nông nghiệp hợp lý để người nông dân có điều kiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, việc làm cho lao động nông nghiệp ở nông thôn.
(ii) Cần khảo sát, đánh giá khả năng mở rộng của một số KCN đang hoạt động khá tốt như KCN Thăng Long II, Phố Nối A để quy hoạch mở rộng thành KCN tập trung có quy mô lớn từ 500- 700ha, bởi các KCN này có vị trí rất thuận lợi là quốc lộ 5 và 39, cạnh khu đô thị Phố Nối, các khu dân cư tập trung đã và đang cung cấp các dịch vụ xã hội cho các KCN hoạt động. Mặt khác cần tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai một số KCN đang có vị trí thuận lợi, điều kiện thu hút đầu tư khi đường cao tốc Hà Nội- Hải Phòng được hoàn thành trong năm 2015, đường vành đai IV của Hà Nội chuẩn bị đầu tư...; các dự án khu đô thịở huyện Văn Giang, huyện Yên Mỹ và huyện Khoái Châu được triển khai như: KCN Vĩnh Khúc, KCN Tân Dân, Lý Thường Kiệt, Ngọc Long, Megastar...
(iii) Điều chỉnh tính chất các KCN đang làm quy hoạch, chuẩn bị đầu tư để hình thành một số KCN chuyên ngành, tạo ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh với quy mô hợp lý nhằm tạo ra sự liên kết cao trong các khâu của sản xuất, hỗ trợ thúc đẩy các ngành công nghiệp phụ trợ, tiểu thủ công nghiệp, sản xuất nông nghiệp phục vụ chế biến... của tỉnh phát triển, tham gia sâu vào chuỗi giá trị gia tăng của sản phẩm công nghiệp, tạo điều kiện kinh tế nông thôn của tỉnh phát triển bền vững. Chuyển các KCN có tính tận dụng lao động, điều kiện tự nhiên để thu hút các nhà đầu tư thuộc ngành nghề sản xuất khác nhau với mục tiêu lấp đầy KCN thành những KCN mang tính sản xuất và chế biến chuyên môn hóa ngày cành cao; chuyển từ KCN chỉ bao gồm chuyên môn hóa sản xuất công nghiệp, chuyên xuất khẩu sang mô hình KCN tổng hợp bao gồm cả sản xuất công nghiệp, xuất khẩu và tiêu thụ trong nước; chuyển KCN sử dụng nhiều lao động, tài nguyên sang KCN sử dụng
nhiễm môi trường sang sản phẩm công nghiệp sạch, theo hướng hình thành các công viên công nghiệp- như mô hình của KCN Thăng Long IỊ Mặt khác, cũng nghiên cứu việc quy hoạch các KCN có tính chất sử dụng dụng nhiều lao động như ngành dệt may về một số khu vực nông thôn, thuần nông của tỉnh Hưng Yên như các huyện Phù Cừ, Tiên Lữ, Ân Thi để giải quyết việc làm người cho người động ở khu vực nông nghiệp, chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của các huyện này, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội chung của tỉnh Hưng Yên.