c) Tác động do chất thải rắn tại các KCN
1.5.2.2. Kinh nghiệm của tỉnh Long An
Là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, với sản xuất nông nghiệp (lúa) là chủ yếu, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và giáp Thành phố Hồ Chí Minh. Sau hơn 15 năm đầu tư, xây dựng và phát triển các KCN, tỉnh Long An đã rút ra một số kinh nghiệm như sau: Một là, Việc lựa chọn vị trí quy hoạch xây dựng KCN phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện sau: gần đầu mối giao thông như các tuyến đường quốc lộ, bến cảng, sân bay, khu vực được cung cấp đủ và ổn định điện, nước, hệ thống thông tin...; gần vùng dân cư tập trung để có nguồn cung cấp lao động, nhất là lao động có tay nghề thích hợp và giảm chi phí đi lại; không nên xây dựng ở những
nơi có kết cấu hạ tầng quá yếu kém vì việc xây dựng mới và nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng rất khó khăn, đòi hỏi thời gian dài, nguồn vốn lớn, kỹ thuật công nghệ caọ..; gần các vùng nguyên vật liệu địa phương; không nên đặt KCN ở những khu vực kinh tế quá kém phát triển... Hai là, Quy hoạch KCN mới cần phải theo xu thế chuyển từ KCN sản xuất sản phẩm sử dụng nhiều lao động, tài nguyên sang sử dụng nhiều vốn và công nghệ kỹ thuật cao; chuyển từ KCN có ngành sản xuất gây ô nhiễm môi trường sang sản phẩm công nghiệp sạch; chuyển từ KCN sản xuất, kinh doanh đơn thuần sang KCN kết hợp sản xuất kinh doanh với nghiên cứu khoa học công nghệ và triển khai kỹ thuật công nghệ caọ Ba là, Việc lựa chọn thời điểm để xây dựng KCN phải đúng thời cơ, thích hợp với tình hình phát triển chung của khu vực. Đối với Long An, thời điểm bắt đầu từ năm 2000 khi dưới áp lực phát triển đô thị và công nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh và nguy cơ thiếu hụt lao động tại các KCN của tỉnh Đồng Nai và Bình Dương, đồng thời cùng với việc Chính phủ quyết định cho Long An gia nhập vào vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của cả nước đã tạo ra làn sóng đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN tràn về tỉnh Long An. Bốn là, Cần có chính sách cụ thể, linh hoạt trên cơ sở đảm bảo lợi ích thoả đáng cho các bên trong việc thực hiện thu hồi đất, giải phóng mặt bằng cho KCN, vì thu hồi đất và giải phóng mặt bằng cho KCN hiện nay được coi là khâu mấu chốt quyết định sự thành công của các KCN và là khâu có nhiều khó khăn nhất được ghi nhận trong thời gian vừa qua do các cơ chế chính sách liên quan đến thu hồi đất và bồi thường giải tỏa còn nhiều bất cập, chính sách tái định cư không được chú trọng đúng mức, dẫn đến người dân không ủng hộ, đôi khi dẫn đến bất hợp tác, cản trở việc triển khai dự án KCN và ảnh hưởng đến khả năng phát triển bền vững KCN.
Đồng thời, phát triển KCN cần đi đôi với quy hoạch đồng bộ mạng lưới khu dân cư, đô thị mới với các điều kiện sinh hoạt hiện đạị Sự phát triển bền vững của các KCN phải gắn liền với sự phát triển của các khu dân cư xung quanh KCN. Ngoài khu tái định cư, phải khuyến khích xây dựng khu nhà ở cho công nhân, nhà giá rẻ bán trả dần cho người lao động và cán bộ làm việc trong KCN, khuyến khích họ gắn bó lâu dài với KCN. Năm là, Nâng cao tính hấp dẫn về cơ sở hạ tầng, về
chính sách ưu đãi về thuế, giá thuê, thời gian thuê đất... của KCN có ý nghĩa then chốt trong thu hút đầu tư. Tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư có ảnh hưởng quyết định hiệu quả hoạt động của KCN cũng như khả năng phát triển một cách bền vững của chúng. Sức hấp dẫn của KCN phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó vai trò của cơ quan nhà nước trong thiết lập cơ chế quản lý thông thoáng, đơn giản hoá các thủ tục hành chính và quan tâm công tác xúc tiến đầu tư hết sức quan trọng. Sáu là, Cần có chính sách đồng bộ vềđào tạo cán bộ quản lý, đào tạo lao động kỹ thuật tại chỗ, đáp ứng cho nhu cầu phát triển dài hạn của các KCN: cần mở rộng qui mô đào tạo lao động kỹ thuật để có thể tạo nguồn lao động tại chỗ, đáp ứng nhu cầu phát triển dài hạn của các KCN trên địa bàn; cơ cấu đào tạo có thể dựa trên dự báo nhu cầu theo quy hoạch phát triển KCN và theo đơn đặt hàng trực tiếp của các doanh nghiệp trong KCN; cần có chính sách khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp trong KCN tự đào tạo lao động tại chỗ hoặc gửi đi đào tạo tại nước ngoài, góp phần giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động, đặc biệt là lao động kỹ thuật. Đồng thời, xây dựng các dịch vụ hỗ trợ quanh KCN, trong đó phát triển các loại hình cung cấp dịch vụ lưu trú, dịch vụ văn hoá - thể thao, dịch vụ thương mại, cung cấp các sản phẩm cần thiết cho đời sống người lao động, có như vậy mới đảm bảo tạo điều kiện cho người lao động an tâm gắn bó lâu dài với địa bàn và với KCN. Bảy là, Vấn đề kết nối hạ tầng giao thông, cấp nước và xử lý chất thải, vấn đề thiếu lao động và vấn đề cân bằng năng lượng, trọng tâm là điện năng, phục vụ cho phát triển KCN phải được giải quyết mang tính toàn cục bằng cơ chế điều phối chung cấp Vùng và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải đặt trên quan điểm cơ cấu của Vùng chứ không phải cơ cấu của một tỉnh hay thành phố. Tám là, Nhất quán trong nhận thức của các cấp quản lý về tầm quan trọng và vai trò của các KCN trong công cuộc CNH-HĐH và hội nhập quốc tế; trong nhận thức phải thống nhất KCN là một dự án đầu tư quy mô lớn, dài hạn; trong tổ chức thực hiện cần kiên trì và đặc biệt Ban Quản lý cần có sự quan tâm chỉ đạo, phối hợp của chính quyền với các ban, ngành của tỉnh. Sự nhất quán này là mấu chốt quan trọng để tổ chức giải quyết tốt các vấn đề tồn tại có liên quan đến KCN, thực hiện chủ trương phát triển KCN bền vững và theo chiều sâụ