Tác động đến cơ sở hạt ầng nông thôn

Một phần của tài liệu Tác động của phát triển các khu công nghiệp đến nông thôn qua nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh Hưng Yên (Trang 103 - 105)

II- Phân theo ngành kinh tế 100,0 100,0 100,0 100,

3.2.1.2.Tác động đến cơ sở hạt ầng nông thôn

* Tác động tiêu cực

3.2.1.2.Tác động đến cơ sở hạt ầng nông thôn

* Tác động tích cực

Sự phát triển của các KCN ở nông thôn đã góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn như hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, cung cấp nước sạch, thông tin liên lạc, hệ thống thoát nước,... và các hạ tầng xã hội như trường học, bệnh viện,... được đầu tư xây dựng để phục vụ cho phát triển các KCN, cũng như là quá trình của đô thị hóa nông thôn.

Bên cạnh những tác động tích cực, việc phát triển KCN còn có những tác động tiêu cực đến cơ sở hạ tầng nông thôn như: Trong quá trình phát triển hạ tầng giao thông phục vụ các KCN, biên độ rộng của đường không được chú ý đến nên không có khoảng trống để trồng cây xanh, gây tiếng ồn, khói bụi ảnh hưởng đến môi trường; việc lưu lượng phương tiện giao thông trọng tải lớn trong vùng có KCN đã làm cho hệ thống giao thông khu cực nhanh chóng bị xuống cấp và tiềm ẩn sự mất an toàn cho người dân khi tham gia giao thông. Ngoài ra, việc quy hoạch và xây dựng các KCN trên diện tích đất canh tác sẽ gây ra tình trạng các công trình thủy lợi bị chia cắt, hư hỏng gây khó khăn cho sản xuất của người dân. Tình trạng xả nước thải chưa qua xử lý ra hệ thống kênh, mương thủy lợi đã làm ô nhiễm nguồn nước, gây khó khăn cho việc tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp.

Kết quả đánh giá của người dân về tác động của KCN đến cơ sở hạ tầng nông thôn được thể hiện qua Bảng 3.7.

Bảng 3.7. Đánh giá của người dân về tác động của KCN đến cơ sở hạ tầng nông thôn

ĐVT: (%) Hệ thống cơ sở hạ tầng Vùng có KCN Vùng không có KCN Tốt hơn Không đổi Kém hơn Tốt hơn Không đổi Kém hơn

Đường giao thông 44,67 33,63 21,7 11,30 55,45 33,25 Hệ thống thủy lợi 21,55 22,67 55,78 22,76 44,23 33,01 Điện nông thôn 11,33 55,34 33,33 22,12 44,23 33,65 HT cung cấp nước sạch 55,56 22,74 21,70 55,10 31,20 13,70 Chợ nông thôn 66,07 27,26 6,67 22,19 66,59 11,22 Hệ thống thông tin liên lạc 55,78 44,22 0,00 44,96 44,06 10,98

Nguồn: Số liệu điều tra hộ gia đình năm 2013

Ở các vùng có KCN, hệ thống đường giao thông, hệ thống cung cấp nước sạch, chợ nông thôn và hệ thống thông tin liên lạc được đánh giá là tốt hơn khi có KCN. Trong khi đó, hệ thống thủy lợi, hệ thống điện nông thôn lại được đánh giá là bị kém đi khi có KCN. Lý do được người dân nêu ra là do hệ thống thủy lợi bị chia

cải tạo khi có KCN nhưng đường dây tải điện phục vụ KCN lại tách rời đường dây điện sinh hoạt nên hệ thống điện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của người dân hầu như không được cải tạo khi có KCN. Trong khi đó, một lượng lớn người lao động từ các nơi khác về làm việc tại KCN và sinh sống trên địa bàn kéo theo nhu cầu sử dụng điện cao, hệ thống cung cấp điện cũ không đủ đáp ứng nên tình trạng thiếu điện xảy ra thường xuyên làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

Ở các vùng không có KCN, nhờ có KCN mà hệ thống cung cấp nước sạch và hệ thống thông tin liên lạc cũng được cải thiện, do đó có tỷ lệ cao số hộ được hỏi cho rằng hệ thống cung cấp nước sạch và hệ thống thông tin liên lạc tốt hơn sau khi có KCN, trong khi đó với các hệ thống cơ sở hạ tầng còn lại, đa số người dân cho rằng không có sự thay đổi khi có KCN.

Một phần của tài liệu Tác động của phát triển các khu công nghiệp đến nông thôn qua nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh Hưng Yên (Trang 103 - 105)