II- Phân theo ngành kinh tế 100,0 100,0 100,0 100,
triển khu công nghiệp và chuyển đổi nghề sang làm dịch vụ phục vụ nhu cầu khu công nghiệp của lao động nông thôn
4.2.3.3. Hỗ trợ vốn và định hướng sử dụng vốn cho các hộ gia đình đầu tư sản xuất kinh doanh, chuyển đổi nghề nghiệp
sản xuất kinh doanh, chuyển đổi nghề nghiệp
Đối với những hộ gia đình có đất bị thu hồi cần có những chính sách hỗ trợ về vốn giúp hộ gia đình chuyển đổi nghề nghiệp, ổn định cuộc sống và tăng thu nhập. Ngoài ra, thực tế cho thấy rằng, có một số hộ gia đình khi bị thu hồi đất và nhận được một khoản tiền đền bù rất lớn nhưng do không có định hướng từ chính quyền địa phương cũng như sự hỗ trợ từ phía các doanh nghiệp nên khoản tiền đền bù không được sử dụng hiệu quả. Từ thực tếđó đặt ra cho các cấp lãnh đạo, các nhà quy hoạch câu hỏi “Cần quy hoạch, xây dựng và phát triển các KCN như thế nào để vừa phát triển công nghiệp, tạo động lực cho phát triển kinh tế vừa giúp người dân tạo được một sinh kế bền vững để đảm bảo đời sống của họ và con cháu họ?” Có nhiều giải pháp được đưa ra nhưng một giải pháp được coi là tương đối khả thi hiện nay đó là khuyến khích các tổ chức, cá nhân bị thu hồi đất tham gia góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào các dự án đầu tư, kinh doanh ở các đô thị lớn và KCN tập trung. Với giải pháp này, khi những hộ gia đình bị thu hồi đất lại lấy ngay tiền đền bù để góp vốn đầu tư vào các nhà máy xí nghiệp được xây dựng trên đất của họ. Khi đó, có thể nhìn nhận thấy những lợi ích to lớn:
Về phía người dân: Khi tham gia góp vốn, người lao động sẽ được ưu tiên hơn trong việc tuyển dụng vào làm việc trong các nhà máy xí nghiệp mà họ góp vốn. Như vậy, cơ hội việc làm cho những người dân bị mất đất sẽ tăng lên. Có việc làm ổn định đồng nghĩa với việc sẽ có được một thu nhập ổn định trong tương laị Mặt khác, khi là người lao động của các nhà máy, xí nghiệp này họ sẽ được đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hộị Như vậy, không chỉ có được nguồn thu nhập ổn định mà điều kiện bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ của họ cũng tăng lên. Họ sẽ yên tâm
định hàng tháng, điều mà họ không nhận được khi là nông dân.
Việc góp vốn của người dân vào các nhà máy xí nghiệp một mặt tăng nguồn vốn kinh doanh cho các nhà máy, xí nghiệp đó tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, tăng việc làm cho người dân địa phương. Mặt khác, việc góp vốn như vậy sẽ đảm bảo số tiền đền bù nhận được từ việc nhượng quyền sử dụng đất của người dân sẽđược đưa vào tái đầu tư một cách có hiệu quả và ổn định.
Về phía doanh nghiệp: Việc khuyến khích người dân góp vốn bằng quyền sử dụng đất sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc giải phóng mặt bằng, rút ngắn thời gian xây dựng, nhanh chóng đưa doanh nghiệp đi vào hoạt động, tránh trường hợp dự án bịđình trệ do không thoả thuận được về việc giải phóng mặt bằng với người mất đất.
Việc góp vốn như vậy sẽ bổ sung thêm kênh huy động vốn sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp nhận góp vốn, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện dự án, tránh tình trạng dự án bị treo do thiếu vốn.
Bên cạnh những mặt tích cực đó, việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất cũng gặp phải không ít khó khăn, như: (i) Người dân còn nhiều băn khoăn khi tham gia góp vốn vì khi thu hồi đất được bồi thường, hỗ trợ... thì người dân được nhận ngay khoản tiền bồi thường, hỗ trợ hoặc được giải quyết hỗ trợ tái định cư. Trong khi đó, nếu góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất thì trước mắt họ sẽ gặp phải những khó khăn về tài chính vì chưa có ngay thu nhập do nhà máy chưa thể đi vào hoạt động ngay, thậm trí ngay cả khi nhà máy đã đi vào hoạt động thì trong giai đoạn đầu người dân chỉ có thể có được thu nhập nếu là lao động của doanh nghiệp chứ chưa thể nhận được khoản thu nhập từ việc chia lợi nhuận kinh doanh từ phần vốn góp. Mặt khác, phần thu nhập này phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, không đảm bảo được phần vốn góp của người dân khi doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả hoặc phá sản, giải thể. (ii) Trình độ và năng lực của người nông dân về sản xuất kinh doanh nhìn chung còn nhiều hạn chế, do đó dễ bị thiệt thòi khi tham gia góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất vào doanh nghiệp. (iii) Đối với những hộ có diện tích đất bị
góp quá thấp. (iv) Một doanh nghiệp khi tiến hành xây dựng thường phải xây dựng trên một diện tích đất khá rộng, như vậy sẽ phải thu hồi đất của nhiều hộ khác nhau vì vậy sẽ rất khó khăn cho doanh nghiệp khi phải thực hiện thoả thuận về việc góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất đối với các chủ hộ khác nhaụ
Như vậy có thể thấy rằng việc khuyến khích người dân bị thu hồi đất tham gia góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất để xây dựng các KCN là một giải pháp cần thực hiện để đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân sau khi mất đất. Tuy nhiên, khi thực hiện giải pháp này sẽ vấp phải những khó khăn nhất định, do đó nó mới chỉ được khuyến khích áp dụng ở một số KCN. Để giải pháp này đi vào thực tiễn đòi hỏi các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương cần có những chính sách hỗ trợ thoả đáng; đòi hỏi các doanh nghiệp cần có sự hợp tác một cách tích cực. Song những chính sách đó là gì? Doanh nghiệp cần hợp tác với người dân giải quyết vấn đề này như thế nàỏ Điều đó đòi hỏi chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu thông qua việc nghiên cứu thực tế về tình hình tham gia góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất của người dân ở các KCN đã thực hiện thí điểm giải pháp nàỵ
4.2.3.4. Phát triển công nghiệp phụ trợ, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn để tăng cường liên kết doanh nghiệp, hỗ trợ phát triển công nghiệp địa