CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH HƯNG YÊN

Một phần của tài liệu Tác động của phát triển các khu công nghiệp đến nông thôn qua nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh Hưng Yên (Trang 57 - 62)

NGHIỆP Ở TỈNH HƯNG YÊN

2.1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM NGHIỆP Ở VIỆT NAM

2.1.1. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển các khu công nghiệp công nghiệp

KCN hình thành và phát triển gắn liền với công cuộc Đổi mới, mở cửa nền kinh tếđược khởi xướng từ Đại hội lần thứ VI của Đảng (năm 1986). Đến Đại hội VII (năm 1991), Đảng đã đề ra những đường lối, chủ trương tiến hành CNH, HĐH đất nước, bằng các chính sách, chiến lược và chương trình phát triển KT-XH, trong đó có chính sách phát triển KCN, KCX với sự ra đời của KCX Tân Thuận tại Thành phố Hồ Chí Minh (1991). Tiếp đó, định hướng chiến lược về quy hoạch phát triển và phân bố KCN, KCX được xác định cụ thể tại Nghị quyết Đại hội VIII (năm 1996): "Hình thành các KCN tập trung (bao gồm cả KCX và KCNC), tạo địa bàn thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở công nghiệp mớị Phát triển mạnh công nghiệp nông thôn và ven đô thị. Ở các thành phố, thị xã, nâng cấp, cải tạo các cơ sở công nghiệp hiện có, đưa các cơ sở không có khả năng xử lý ô nhiễm ra ngoài thành phố, hạn chế việc xây dựng các KCN mới xen lẫn với khu dân cư". Trong Báo cáo Chính trị Đại hội IX (năm 2001) về Chiến lược phát triển KT-XH 2001- 2010 tiếp tục khẳng định: "Quy hoạch phân bố hợp lý công nghiệp trên cả nước. Phát triển có hiệu quả các KCN, KCX, xây dựng một số KCNC, hình thành các CCN lớn và các KKT mở". Báo cáo chính trị tại Đại hội X (năm 2006) một lần nữa khẳng định chủ trương “Phát triển một số KKT mở và đặc khu kinh tế, nâng cao hiệu quả các KCN, KCX”. Đến Đại hội XI của Đảng (2011), trong Báo cáo chính trị và Chiến lược phát triển KT-XH 2011-2020 đã định hướng phát triển KCN, KCX bền vững và theo chiều sâu: “Bố trí hợp lý công nghiệp trên các vùng; phát huy hiệu quả các khu, cụm công nghiệp hiện có và đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hình thức cụm, nhóm sản phẩm, tạo thành các tổ hợp công nghiệp quy mô lớn,

hiệu quả cao”. Chiến lược phát triển KT-XH 2011- 2020 đặt ra mục tiêu đến năm 2020 “...tất cả các cụm, KCN, KCX có hệ thống xử lý nước thải tập trung”.

Các Nghị quyết của Đảng tại các kỳ Đại hội từ năm 1986 đến nay đã hình thành hệ thống các quan điểm nhất quán của Đảng về phát triển KCN, KCX; khẳng định vai trò của KCN, KCX là một trong những nền tảng quan trọng để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp. Đồng thời, chủ trương của Đảng là cơ sởđể Chính phủ triển khai xây dựng quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển và mô hình quản lý KCN, KCX trong 20 năm quạ

Từ Quy chế KCX theo Nghị định 322/HĐBT ngày 18/10/1991 của Hội đồng Bộ trưởng và Quy chế KCN theo Nghị định 192/CP ngày 28/12/1994 của Chính phủ đến Quy chế quản lý KCN, KCX, KCNC ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP ngày 24/04/1997 là một bước tiến quan trọng trong hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý nhà nước đối với KCN, KCX. Các quy định tại Nghị định 36/CP đã bao quát nhiều khía cạnh trong thực tiễn hoạt động của KCN, KCX như cơ chế xây dựng, kinh doanh hạ tầng; quyền hạn, trách nhiệm của Ban Quản lý KCN, KCX; quy định phát triển KCN, KCX theo quy hoạch và cơ chế, chính sách thống nhất trên cả nước. Các văn bản pháp quy này đã khẳng định chủ trương xây dựng KCN, KCX thành một mô hình đột phá để đóng góp vào phát triển kinh tế đất nước qua việc áp dụng những chính sách mới, mang tính đặc thù về cơ chế ưu đãi, đơn giản hóa thủ tục hành chính, bước đầu triển khai cơ chếủy quyền cho Ban Quản lý KCN, KCX thực hiện quản lý nhà nước đối với KCN, KCX trên các lĩnh vực.

Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 quy định về KCN, KCX, KKT và Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 đã tiếp tục hoàn thiện thêm một bước cơ chế, chính sách đối với KCN, KCX; thống nhất các quy định liên quan tới KCN, KCX nằm rải rác ở các văn bản pháp luật trước đây vào một văn bản. Nghị định đã cụ thể hóa chủ trương tăng cường phân cấp, ủy quyền cho UBND cấp tỉnh và Ban quản lý KCN, KCX, KKT thực hiện đầu mối quản lý nhà nước KCN, KCX, KKT trên các lĩnh vực đầu tư, xây dựng, lao động, môi

trường, thương mại… thực hiện triệt để cải cách thủ tục hành chính theo mô hình “một cửa, tại chỗ”. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2012), “Báo cáo tổng kết 20 năm xây dựng và phát triển KCN, KCX ở Việt Nam”, Kỷ yếu 20 năm xây dựng và phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế ở Việt Nam,-(5-15)[11].

2.1.2. Khái quát tình hình phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam

Sau hai KCN đầu tiên của Việt Nam được thành lập ở thành phố Hồ Chí Minh là KCX Tân Thuận (1991) và KCN Linh Trung (1992), trong giai đoạn 1991- 1994, cả nước thành lập thêm được 5 KCN bao gồm: KCN Nội Bài và Thăng Long (Hà Nội), KCN Nomura (Hải Phòng), KCN Đà Nẵng (Đà Nẵng), KCN Amata (Đồng Nai). Thực hiện Nghị quyết số 192/NQ-CP, Chính phủ chủ trương phát triển các KCN chủ yếu ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, các tỉnh, thành phố khác cũng đã xúc tiến phát triển các KCN ởđịa phương mình.

Giai đoạn 1995- 1997, cả nước đã có thêm 40 KCN được thành lập mới ở hầu hết các tỉnh, thành phố, trong đó chủ yếu ở các tỉnh phía Nam, qua đó đã tạo ra sự tăng trưởng kinh tế vượt bậc cho các địa phương nói riêng và cho nền kinh tế quốc dân nói chung. Từ năm 1998 đến nay, các KCN được phát triển rất nhanh ở hầu hết các địa phương trong cả nước do Luật khuyến khích đầu tư trong nước và Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài được ban hành đã tạo hành lang pháp lý và nhằm tranh thủ lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, hạ tầng sẵn có và nguồn nhân lực để thúc đẩy phát triển KT-XH, đẩy mạnh sự nghiệp CNH- HĐH của đất nước nói chung và mỗi địa phương nói riêng.

Tính đến hết năm 2013, cả nước có 289 KCN được thành lập tại 58/63 tỉnh, thành phố với tổng diện tích đất tự nhiên là 81.000ha (diện tích đất có thể cho thuê hơn 52.800ha), trong đó có 191 KCN đã đi vào hoạt động với diện tích đất tự nhiên là 54.060ha, diện tích đất công nghiệp đã cho thuê gần 24.000ha, đạt 45% diện tích có thể cho thuê (chi tiết tại Bảng 2.1). Các KCN được phân bốở các vị trí thuận lợi nhằm phát huy lợi thế và điều kiện của từng địa phương. Nhìn chung, các KCN đã đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của các địa phương và cả nước.

Bảng 2.1. Số lượng và diện tích các KCN ở Việt Nam

Chỉ tiêu 1995 2000 2005 2010 2013

Số KCN đã được thành lập 12 65 131 267 289 Diện tích đất KCN (ha) 2.360 12.066,12 25.206,52 71.614,52 81.000

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2012), Vụ Quản lý khu kinh tế- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2014) và tổng hợp của tác giả

Các KCN luôn là địa chỉ hấp dẫn cho các nhà đầu tư; số dự án và vốn đầu tư đăng ký liên tục tăng trong những năm qua (chi tiết tại Bảng 2.2); có nhiều dự án đầu tư lớn hàng tỷ USD, công nghệ cao đã được cấp phép và đang đầu tư tại các KCN của cả nước.

Bảng 2.2. Tình hình thu hút dự án đầu tư vào các KCN ở Việt Nam Năm Dự án đầu tư nước ngoài Dự án đầu tư trong nước

Số dự án Vốn đầu tư (tỷ USD) Số dự án Vốn đầu tư (tỷ VND) 1995 155 1,55 50 200 2000 743 8,75 500 35.200 2005 2.120 16,85 2.370 115.200 2010 3.980 53,65 4.380 334.060 2013 5.075 75,875 5.463 524.213

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2012), Vụ Quản lý khu kinh tế- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2014) và tổng hợp của tác giả

Tính đến hết năm 2013, các KCN trong cả nước đã thu hút được 5.075 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tưđã đăng ký là 75.875 triệu USD, đã thực hiện 41.526 triệu USD (đạt 55%); 5.463 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký hơn 524.213 tỷ đồng, đã thực hiện 247.800 tỷ đồng (đạt 47%). Nhìn chung, các doanh nghiệp trong các KCN của cả nước hoạt động sản xuất kinh doanh tương đối hiệu quả, góp phần tăng tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp, giải quyết việc làm ổn định cho hàng triệu lao động, đóng góp lớn vào giá trị hàng xuất khẩu và nộp ngân sách nhà nước (chi tiết tại Bảng 2.3).

Bảng 2.3. Tình hình sản xuất kinh doanh của các KCN ở Việt Nam Ch tiêu Thời kỳ 1996-2000 Thời kỳ 2001-2005 Thời kỳ 2006-2010 Năm 2013 Giá trị sx công nghiệp(tỷ USD) 9,5 44,4 125 100,273 Giá trị kim ngạch XK (tỷ USD) 6,2 22,3 63,7 51,53

Nộp ngân sách (tỷ USD) 0,33 2 5,9 3,3

Số lao động (nghìn người) 164 656 1.416 2.100(T6/2013)

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2012), Vụ Quản lý khu kinh tế- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2014) và tổng hợp của tác giả

Bùi Thế Cử (2014), “Kinh nghiệm phát triển các khu công nghiệp ở một số địa phương và bài học cho tỉnh Hưng Yên”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia: Marketing Quan hệ của các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ tại Việt Nam, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, - 200[22].

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH HƯNG YÊN HƯNG YÊN

2.2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội

2.2.1.1. Đặc đim t nhiên

Hưng Yên là tỉnh thuộc trung tâm đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; có vị trí địa lý khá thuận lợi, nằm kề sát thủđô Hà Nội có các tuyến vành đai 3, 4, 5 của Hà Nội chạy qua và gần với các trung tâm kinh tế lớn ở phía Bắc: Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh, tiếp giáp với 04 tỉnh: Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam, Thái Bình và thủ đô Hà Nội; gồm 10 đơn vị hành chính: Thành phố Hưng Yên và 9 huyện (Văn Lâm, Mỹ Hào, Yên Mỹ, Văn Giang, Khoái Châu, Ân Thi, Kim Động, Tiên Lữ và Phù Cừ); với tổng diện tích tự nhiên 926,03 km2 và dân số 1.151.640 người; mật độ dân số trung bình 1.243 người/km2 (Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên, 2013)[26], thuộc loại cao so với mức bình quân chung của cả nước và của vùng đồng bằng Sông Hồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.1.2. Đặc đim v đất đai

Là tỉnh nghèo về tài nguyên, chủ yếu là đất nông nghiệp. Năm 2013, diện tích đất nông nghiệp chiếm 62,72%, đất phi nông nghiệp chiếm 36,84%, đất chưa sử dụng chiếm 0,43%. Tình hình biến động đất đai tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn 2005– 2013 được thể hiện tại Bảng 2.4. Bảng 2.4. Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2005- 2013 TT Hạng mục 2005 2010 2013 DT (ha) Cơ cấu (%) DT (ha) Cơ cấu (%) DT (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 92.309,4 100,00 92.602,89 100,00 92.602,89 100,00 I Đất nông nghip 60.993,9 66,08 58.754,39 63,45 58.084,86 62,72 1 Đất sản xuất nông nghiệp 56.413,5 61,11 53.643,79 57,93 53.038,10 57,27 2 Đất nuôi trồng thủy sản 4.514,0 4,89 4.896,95 5,29 4.819,46 5,20 3 Đất nông nghiệp khác 39,4 0,04 213,65 0,23 227,30 0,25

II Đất phi nông nghip 30.807,7 33,37 33.391,18 36,06 34.117,99 36,84

1 Đất ở 9.138,3 9,90 9.991,83 10,79 10035,11 10,83 2 Đất chuyên dùng 15.273,9 16,55 17.270,54 18,65 17960,14 19,39

Trong đó: Đất

SXKD phi NN 1.377,2 1,49 2.637,01 2,85 2958,82 3,12

Một phần của tài liệu Tác động của phát triển các khu công nghiệp đến nông thôn qua nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh Hưng Yên (Trang 57 - 62)