II- Phân theo ngành kinh tế 100,0 100,0 100,0 100,
a) Về hệ thống giao thông nông thôn
Trước khi tái lập tỉnh, hệ thống giao thông của tỉnh rất kém phát triển; hệ thống đường liên thôn, liên xã chủ yếu là đường đất, đường gạch và đường đá; nhiều tuyến đường bị xuống cấp trầm trọng gây nhiều khó khăn cho việc đi lại của người dân. Đến nay, hệ thống giao thông nông thôn của tỉnh đã được cải tạo và nâng cấp với 100% các tuyến đường thuộc huyện quản lý đã được cứng hóa; các đường trục xã và liên xã dài 868,004 km (tỷ lệ cứng hóa là 68,67%); đường trục thôn, xóm là 1.488,565 km (tỷ lệ cứng hóa là 77,42%). Song hiện có một số tuyến đường giao thông nông thôn, đặc biệt là tuyến đường liên thôn, đường xóm do được đầu tư xây dựng từ lâu nên đã bị xuống cấp trầm trọng. Mặt khác, các tuyến đường này thường không có hệ thống thoát nước, mặt đường hẹp không đảm bảo an toàn giao thông. Trong khi đó, hầu hết các tuyến đường giao thông nội đồng chưa được cứng hóa, chủ yếu là đường đất, mặt đường hẹp không đảm bảo được yêu cầu sử dụng của các phương tiện cơ giớị Điều này gây rất nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt hạn chế khả năng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. b) Về hệ thống thủy lợi
Trong những năm gần đây, thực hiện chính sách đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, tỉnh Hưng Yên đã ưu tiên đầu tư xây dựng mới và nâng cấp hệ thống các công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp. Nhờ đó hệ thống thủy lợi nội đồng của tỉnh được xây dựng khá hoàn chỉnh, đáp ứng hiệu quả nhu cầu sản xuất nông nghiệp, tăng thêm nhiều diện tích canh tác được tưới, tiêu góp phần tăng năng suất, sản lượng cây trồng. Toàn tỉnh hiện có 415 trạm bơm, hệ thống kênh mương thủy lợi dài 2.530,976 km, trong đó đã kiên cố 244,016 km; tỷ lệ kênh mương do cấp xã quản lý được kiên cố hóa mới đạt 9,64%. Hệ thống công trình thủy lợi của tỉnh cơ bản đảm bảo cấp đủ nước tưới kịp thời cho toàn bộ diện tích
cầu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hưng Yên. c) Về hệ thống điện
Trong những năm qua, hệ thống điện nông thôn của tỉnh đã được quan tâm xây dựng nhằm mục tiêu thúc đẩy điện khí hóa nông thôn, phục vụ sản xuất và đời sống của người dân. Đến nay, toàn tỉnh có 161/161 xã, thị trấn có điện lưới sinh hoạt; số hộ nông dân sử dụng điện sinh hoạt đạt 100%. Tuy nhiên, ở nhiều nơi, hệ thống điện đã được xây dựng từ lâu bằng nguồn vốn của các HTX nông nghiệp trước đây và sự đóng góp của người dân, nay hệ thống điện (đường dây, trạm biến áp) đã xuống cấp hoặc công suất không đủ lớn để đáp ứng nhu cầu điện ngày càng tăng của các hộ gia đình dẫn tới tình trạng thiếu điện, điện bị cắt luân phiên hoặc quá yếu làm cho các thiết bị điện của các hộ gia đình dễ bị hỏng và gây nhiều khó khăn cho đời sống của người dân, đặc biệt vào mùa hè. Để khắc phục tình trạng này, hiện nay có một số xã đang bàn giao hệ thống điện cho ngành điện quản lý. d) Về hệ thống cung cấp nước sạch
Một trong những chỉ tiêu quan trọng đểđánh giá sự phát triển kinh tế- xã hội nông thôn đó là tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch. Ở Hưng Yên, khả năng tiếp cận với nước sạch của người dân đang tăng lên; tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt đạt vệ sinh là 90,45% (theo tiêu chuẩn QCVN 02 là 42%). Trên địa bàn tỉnh, hiện đang có 16 công trình cấp nước tập trung được khởi công xây dựng với 14 công trình đã bàn giao và đưa vào xây dựng. Tuy nhiên, hệ thống cấp nước này vẫn còn nhỏ lẻ, phân tán và chủ yếu được quản lý bởi các cụm dân cư tự quản nên còn hạn chế trong việc cấp nước sinh hoạt cho người dân cũng như khó khăn trong công tác giám sát, quản lý chất lượng nước.