Tác động đến lao động và việc là mở nông thôn

Một phần của tài liệu Tác động của phát triển các khu công nghiệp đến nông thôn qua nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh Hưng Yên (Trang 35 - 37)

* Tác động tích cực. Khi các KCN được phát triển ở nông thôn, các doanh nghiệp và cơ quan hành chính của KCN sẽ thuê lao động nông thôn, từ đó tạo ra việc làm cho cả lao động phổ thông và lao động có kỹ năng. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2012)[11], tính đến hết tháng 12 năm 2011, các KCN trong cả nước đã tạo việc làm cho hơn 1,76 triệu lao động trực tiếp, bình quân mỗi ha diện tích đất KCN đã tạo việc làm cho 77 lao động trực tiếp trong khi đó mỗi ha đất nông nghiệp chỉ

tạo việc làm cho khoảng 10 – 12 lao động trực tiếp. Điều này cho thấy những tác động tích cực của việc phát triển KCN đến việc làm nông thôn. Bên cạnh đó, trong quá trình san lấp, xây dựng cơ sở hạ tầng, các chủ đầu tư KCN cũng có thể thuê mướn lao động địa phương, tạo việc làm cho người dân vùng ven KCN.

Không chỉ tạo ra việc làm trực tiếp cho người dân nông thôn, sự phát triển của KCN kéo theo sự gia tăng nhu cầu về các sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho công nhân làm việc tại KCN cũng như hoạt động của KCN. Điều này sẽ tạo ra việc làm gián tiếp cho người dân nông thôn. Nhu cầu lương thực, thực phẩn của công nhân trong KCN đã tạo cơ hội cho nông dân chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, chuyển từ trồng lúa sang trồng rau quả, chăn nuôị Ngoài ra, sự phát triển của KCN còn tạo việc làm thông qua các hình thức sau: dịch vụ cho công nhân thuê nhà trọ; phát triển của các loại hình dịch vụ, các hoạt động buôn bán nhỏ tại vùng nông thôn có KCN như (cửa hàng thực phẩm, ăn uống; dịch vụ sửa chữa xe máy; cửa hàng cắt tóc, gội đầu; cửa hiệu tạp hóa và buôn bán nhỏ khác...); các đơn vị sản xuất công nghiệp trong vùng nhận được việc làm từ các KCN thông qua việc cung cấp các dịch vụ sản xuất, gia công...; tạo thêm nhiều việc làm cho phụ nữ nông thôn.

* Tác động tiêu cực. Phát triển KCN có thể tạo ra tình trạng thất nghiệp ở các địa phương xung quanh. Đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất của nông dân. Việc thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các KCN sẽ làm mất tư liệu sản xuất và mất việc làm của nông dân. Nếu tính bình quân mỗi ha đất nông nghiệp tạo ra việc làm cho 10- 12 lao động trực tiếp thì với 237 ha diện tích đất bình quân của một KCN sẽ làm khoảng 2.370 đến 2.844 người dân bị mất việc làm nông nghiệp. Như vậy, nếu người dân bị thu hồi đất không mua được đất nông nghiệp ở nơi khác để sản xuất tiếp hoặc không được tuyển dụng vào làm việc trong KCN do quy hoạch treo, do quá tuổi tuyển dụng, do không có tay nghề hoặc không thể chuyển đổi sinh kế sang làm dịch vụ, họ sẽ bị rơi vào tình trạng không có việc làm. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Bình Giang (2012) về tác động xã hội vùng của các KCN ở Việt Nam, số liệu nghiên cứu tại tỉnh Hải Dương cho thấy "số người có đủ việc làm sau khi có

KCN đã giảm đi đáng kể, trong khi đó số người thiếu việc làm lại tăng lên gấp đôi và số người chưa có việc làm cũng tăng gấp 1,5 lần"[32].

Một phần của tài liệu Tác động của phát triển các khu công nghiệp đến nông thôn qua nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh Hưng Yên (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)