c) Tác động do chất thải rắn tại các KCN
1.5.1.1. Kinh nghiệm của Đài Loan
Là một vùng lãnh thổ không có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế song đến nay Đài Loan đã đạt tới trình độ phát triển caọ Thành tựu này đạt được là nhờ những chính sách phát triển kinh tế hợp lý, đặc biệt là các chính sách về phát triển công nghiệp nói chung và phát triển KCN, KCX nói riêng.
Với điều kiện đất hẹp, người đông, tài nguyên khoáng sản nghèo nàn, ngay từđầu, Đài Loan đã xác định việc phát triển kinh tế không thể dựa vào nông nghiệp, ngư nghiệp mà phải dựa vào công nghiệp. Từ quan điểm đó, Đài Loan đã tập trung phát triển các ngành công nghiệp nhẹ, những ngành công nghiệp hướng vào sản
xuất hàng xuất khẩu và sử dụng nhiều lao động để tận dụng nguồn lực lao động dồi dàọ Việc quy hoạch các KCN, KCX đã được Đài Loan xây dựng ở các vùng đất cằn cỗi hoặc đất lấn biển. Điều này đã giúp Đài Loan phát triển KCN, KCX mà không phải chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất công nghiệp. Để thu hút các nhà đầu tư, một mặt Đài Loan cho xây dựng các KCN với hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ; mặt khác, dành nhiều chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư như chính sách miễn, giảm thuế; chính sách về giá cho thuê đất… Chính điều này đã tạo sức hút rất lớn đối với nhà đầu tư. Vì vậy, chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, số lượng nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào các KCN, KCX của Đài Loan đã tăng lên đáng kể, tạo động lực phát triển kinh tế liên tục và góp phần đưa Đài Loan trở thành 1 trong 5 con rồng châu Á.
Có thể nhận thấy một số kinh nghiệm được rút ra từ quá trình phát triển KCN, KCX của Đài Loan như sau:
Thứ nhất, việc quy hoạch phát triển KCN ở Đài Loan được tổ chức một cách khoa học và chặt chẽ theo hai bước như sau: Bước 1: Cục Công nghiệp thuộc Bộ Kinh tế Đài Loan tiến hành khảo sát, đánh giá tiềm năng, lợi thế so sánh của từng vùng kết hợp với việc dự báo, đánh giá về xu hướng phát triển khoa học công nghệ, triển vọng thị trường đầu tư và thương mại quốc tế trong vòng 10 đến 20 năm để xây dựng chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế quốc dân, định hướng phát triển ngành nghề theo vùng và khu vực. Bước 2: trên cơ sở quy hoạch tổng thể định hướng phát triển của từng vùng và khu vực, các nhà đầu tư xác định khả năng xây dựng các KCN với quy mô thích hợp và lập qui hoạch chi tiết trình cơ quan có thẩm quyền xin phép đầu tư xây dựng KCN. Với cách làm này, việc xây dựng các KCN vừa đảm bảo phù hợp với quy hoạch tổng thể chung, vừa phù hợp với thực tế của địa phương và khả năng của nhà đầu tư, nên tính khả thi của dự án cao, tỷ lệ lấp đầy KCN caọ Đây là một kinh nghiệm vô cùng quý báu đối với Việt Nam bởi Việt Nam thực sự chưa có một quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế quốc dân một cách hợp lý. Các địa phương đang phát triển công nghiệp nói chung và KCN nói riêng theo kiểu “phong trào”, không phù hợp với tiềm năng và lợi thế của từng địa
phương. Mặt khác, còn nhiều KCN ở Việt Nam không có quy hoạch tổng thể KCN do đó cơ sở hạ tầng phục vụ KCN không được xây dựng đồng bộ và hợp lý.
Thứ hai, sự phát triển KCN của Đài Loan luôn gắn liền với việc xây dựng một hệ thống kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh, bao gồm cả hạ tầng kỹ thuật và xã hội bên trong và bên ngoài KCN như hệ thống giao thông, hệ thống điện, nước, thông tin liên lạc và các dịch vụ như bưu điện, ngân hàng, bảo hiểm; hệ thống xử lý chất thải tập trung. Bên cạnh đó, nhằm tạo nguồn nhân lực cho các KCN cũng như cung cấp các dịch vụ phục vụ sự phát triển của KCN và người lao động của KCN, Đài Loan đã xây dựng các khu đô thị xung quanh KCN và đặc biệt quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường. Chính những điều này giúp cho các KCN của Đài Loan hoạt động một cách có hiệu quả.
Thứ ba, để bảo vệ môi trường, tránh những tác động tiêu cực của KCN đối với môi trường xung quanh, tại các KCN của Đài Loan luôn đảm bảo tỉ lệ kết cấu hợp lí giữa diện tích đất dành cho sản xuất khoảng 60%, đất dành cho xây dựng khu dân cư từ 2,2-2,3%, đất dành cho công trình bảo vệ môi trường 33% (trong đó, đất trồng cây xanh khoảng 10%) và đất dành cho phát triển các công trình vui chơi giải trí khoảng 4,7 – 4,8%.
Thứ tư, Đài Loan luôn điều chỉnh và bổ sung quy hoạch phát triển KCN nhằm tạo sự phù hợp giữa quy hoạch và thực tế trong điều kiện thực tế có sự phát triển và thay đổị Theo quy định của Chính phủ Đài Loan, việc kiểm tra, đánh giá quy hoạch được tiến hành 3 năm một lần. Mặt khác, việc quy hoạch KCN luôn tuân theo nguyên tắc là khai thác và sử dụng có hiệu quả lợi thế so sánh của từng vùng và toàn lãnh thổ, hạn chế sử dụng đất nông nghiệp vào việc phát triển các KCN. Thực hiện nguyên tắc này, nhiều KCN của Đài Loan được xây dựng ở những vùng đất bạc màu, cằn cỗi hoặc đất lấn biển. Điều này không chỉ giúp Đài Loan tiết kiệm được một diện tích đất nông nghiệp vốn dĩ rất khan hiếm, mà còn giảm thiểu được các chi phí vềđền bù, giải phóng mặt bằng và có điều kiện để xây dựng ngay từđầu một hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại theo chuẩn mực quốc tế.
Từ những đặc điểm nổi bật trong chính sách phát triển KCN của Đài Loan có thể thấy, các KCN của Đài Loan đã được quy hoạch và xây dựng một cách đồng bộ, phù hợp với thực tiễn, tạo điều kiện khai thác tối đa tiềm năng của từng vùng, địa phương. Đồng thời quy hoạch KCN của Đài Loan cũng luôn có tính mở và năng động nhằm thích ứng được với sự thay đổi của thực tế phát triển kinh tế xã hội trong nước và quốc tế nên có tính khả thi và hiệu quả caọ