II- Phân theo ngành kinh tế 100,0 100,0 100,0 100,
b) Mục tiêu cụ thể
4.2.1.2. Quy hoạch xây dựng
Đểđảm bảo việc xây dựng và phát triển các KCN bền vững, tỉnh Hưng Yên cần phải điều chỉnh, hoàn chỉnh các loại quy hoạch xây dựng để phục vụ các KCN hoạt động và phát triển như:
(i) Quy hoạch phát triển các khu đô thị, trong đó trọng tâm là các khu đô thị thuộc các huyện: Mỹ Hào, Yên Mỹ, Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châụ Đây là các huyện có vị trí rất thuận lợi, đã và đang có các KCN, để cung cấp các hạ tầng xã hội cho KCN. Thực tế cho thấy KCN và khu đô thị không thể tách rời nhau, những KCN gần các vùng đô thị lớn, gần các đầu mối giao thông là những KCN phát triển nhanh. Các vùng đô thị cung cấp nhân lực chất lượng cao cho KCN và là thị trường quan trọng của KCN. Trong khi đó, KCN phát triển làm cho tiến trình đô thị hóa ở các địa phương xung quanh diễn ra nhanh hơn. Nếu không thấy quan hệ qua lại này, sẽ không chú ý đủ mức tới công tác quy hoạch. Cần tập trung vào mục tiêu điều chỉnh để khu vực cư trú của người dân địa phương có điều kiện phát triển theo quy hoạch. Trong quy hoạch đô thị, cần chú ý phát triển các khu đô thị mới, hướng tới các dân cư là người dân địa phương và người lao động trong các khu công nghiệp; có thể gọi đó là các khu đô thị công nghiệp (giống các industrial district của nước ngoài). Lưu ý rằng gắn quy hoạch đô thị với quy hoạch KCN không có nghĩa là xây KCN và phát triển khu đô thị lẫn lộn. Khu đô thị và KCN phải tách riêng, nhưng không quá cách xa, để vừa đảm bảo giảm tác động về môi trường của KCN, vừa đảm bảo khoảng cách về cự ly và thời gian cho việc người lao động đi làm hàng ngày
xa cũng có thể có tác dụng giảm sử dụng các phương tiện giao thông và nhờđó tăng cường trật tự an toàn giao thông được tiếp cận, sinh sống.
(ii) Quy hoạch mạng lưới giao thông đảm bảo kết nối giữa các KCN với đường quốc lộ 5, 39 và đặc biệt là đường cao tốc Hà Nội- Hải Phòng, đường vành đai IV Hà Nộị Giao thông có vị trí đặc biệt quan trọng đối với hoạt động của các KCN, trong khi hiện nay các KCN của tỉnh Hưng Yên chủ yếu dựa vào các đường quốc lộ 5, 39 đi qua mà chưa có hệ thống giao thông kết nối giữa các KCN nên đã ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển, liên kết giữa các KCN và gây mất an toàn giao thông do các KCN hiện nay đang đấu nối trực tiếp với các đường quốc lộ. Do đó, Hưng Yên cần phải sớm quy hoạch và hoàn thiện hệ thống giao thông của tỉnh để khai thác có hiệu quả hạ tầng giao thông quốc gia đi qua địa bàn tỉnh, đồng thời phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội nói chung và cho các hoạt động của KCN trên địa bàn tỉnh nói riêng.
(iii) Quy hoạch hệ thống thủy lợi đểđáp ứng nhu cầu thoát nước thải của các KCN, đồng thời cũng phục vụ sản xuất nông nghiệp của những khu vực đất canh tác xung quanh các KCN, cũng như việc sinh hoạt của khu dân cư, khu đô thị... tránh ô nhiễm môi trường về nguồn nước. Đây làm một nhiệm vụ rất cấp bách của tỉnh Hưng Yên, do hiện nay toàn bộ nước thải của các KCN đều thải trực tiếp vào hệ thống thủy lợi chung phục vụ sản xuất nông nghiệp của tỉnh nên đã gây ra tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, mặt khác hệ thống thủy lợi hiện không đáp ứng được công suất ra thải của các KCN. Vì vậy cần phải quy hoạch hệ thống thủy lợi riêng phục vụ cho thoát nước thải của các KCN, khu đô thị ...
(iv) Quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp vừa và nhỏ, các làng nghề tiểu thủ công nghiệp ở địa bàn các xã gần các KCN tập trung của tỉnh, với có tính chất ngành nghề sản xuất công nghiệp phụ trợ phục vụ lắp giáp, chế biến của các KCN của tỉnh nhằm thúc đẩy sự tham gia vào chuỗi giá trị gia tăng của kinh tếđịa phương vào giá trị sản xuất của các KCN; một việc rất cần thiết nhằm tạo điều kiện, khuyến khích phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp, các làng nghề, các cơ sở
phân bố một cách hợp lý lực lượng sản xuất và dịch vụ công nghiệp, cũng như tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa của tỉnh Hưng Yên.
(v) Quy hoạch phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng quy hoạch chi tiết từng vùng nông thôn của tỉnh, góp phần gìn giữ những nét đặc sắc của nền văn minh đồng bằng sông Hồng trên địa bàn, làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách phát triển nông thôn trong thời gian tớị Tăng cường đầu tư, kêu gọi đầu tư, có chính sách khuyến khích nhà đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn theo quy hoạch; phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến nông sản, quảng bá, tiêu thụ nông sản của tỉnh. Đẩy mạnh hoạt động chuyển giao khoa học, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn nhằm nâng cao đời sống của nông dân trên địa bàn. Đầu tư phát triển các cơ sở đào tạo, dạy nghề cho lao động trên địa bàn, đặc biệt là đối với lực lượng lao động nông thôn. Trên cơ sở phát triển công nghiệp và dịch vụ, tạo điều kiện thu hút lao động nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân trong tỉnh, đồng thời góp phần ổn định xã hộị Song song với việc đào tạo, dạy nghề cho lao động nông nghiệp trong các khu vực có đất canh tác được chuyển đổi mục đích sử dụng, tiến hành quy hoạch, phát triển vùng tái định cư một cách đồng bộ, đặc biệt là phát triển cơ sở hạ tầng dân sinh khu vực tái định cư, có giải pháp giải quyết việc làm cho lao động tái định cư, góp phần ổn định cuộc sống của nhân dân, đáp ứng tốt mục tiêu phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.