Kinh nghiệm của Indonesia

Một phần của tài liệu Tác động của phát triển các khu công nghiệp đến nông thôn qua nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh Hưng Yên (Trang 47 - 48)

c) Tác động do chất thải rắn tại các KCN

1.5.1.3.Kinh nghiệm của Indonesia

Từ cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ trước, Indonesia đã có những chính sách nhằm tập trung phát triển các KCN thể hiện bằng các sắc lệnh của Tổng thống. Trong đó, sắc lệnh đầu tiên ban hành năm 1989 đã khẳng định KCN là trung tâm của các hoạt động công nghiệp và được đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất khác nhằm mục đích thu hút các nhà đầu tư. Chính phủ Indonesia xác định lấy mục tiêu phát triển KCN để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp. Sau đó, các sắc lệnh năm 1993, 1996 đã sửa đổi, bổ sung sắc lệnh năm 1989 và khẳng định việc đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển các KCN nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp. Sắc lệnh này cũng nêu rõ những chính sách ưu đãi của chính phủ và chính quyền địa phương nhằm thu hút các nhà đầu tư vào trong KCN. Đồng thời các sắc lệnh này cũng đã đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trường KCN.

Các KCN ở Indonesia được quản lý bởi các công ty KCN. Các công ty này chịu trách nhiệm nộp đơn cho người đứng đầu chính quyền địa phương (Thống đốc hoặc Trưởng khu vực 1) để xin phép cấp và sử dụng đất. Các công ty KCN trực tiếp quản lý các KCN và được cấp quyền xây dựng, sắp xếp vị trí doanh nghiệp công nghiệp theo tính chất và loại hình công nghiệp dựa trên kế hoạch về vị trí đất ở KCN đã được duyệt; xây dựng, quản lý và duy trì các tiện ích và cơ sở hạ tầng trong KCN; cung cấp, quản lý các phương tiện xử lý chất thải công nghiệp; giúp đỡ các

công ty trong KCN giải quyết những khó khăn về giấy phép; báo cáo định kỳ về các hoạt động kinh doanh của mình cho các cơ quan chức năng.

Để các KCN nhanh chóng đi vào hoạt động, chính phủ Indonesia quản lý chặt chẽ đối với giai đoạn đầu hình thành KCN. Chính phủ quy định các nhà đầu tư hạ tầng KCN phải bắt tay ngay vào việc xúc tiến đầu tư xây dựng hạ tầng KCN sau khi có phê duyệt và sớm đưa KCN vào sử dụng. Chậm nhất trong vòng 3 tháng kể từ ngày nhận được quyết định cấp phép, công ty KCN có trách nhiệm giải phóng được ít nhất là 60% số đất được cấp, phải có điều kiện sẵn sàng để xây dựng cơ sở hạ tầng và các tiện ích hỗ trợ khác trên khu đất đó.

Như vậy, để phát triển các KCN, Indonesia đã xây dựng mô hình Ban quản lý KCN dưới hình thức công ty KCN. Các công ty này có trách nhiệm xin cấp đất và xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng KCN một cách nhanh chóng để đưa các KCN này vào sử dụng, tránh được tình trạng quy hoạch treo đồng thời phục vụ tốt cho các doanh nghiệp của KCN đi vào hoạt động. Mặt khác, với sự quản lý chặt chẽ của các công ty KCN, các vấn đề về cơ sở hạ tầng, vấn đề ô nhiễm môi trường KCN được giải quyết tốt, tránh được những tác động tiêu cực đến các khu dân cư gần KCN. Đây là một bài học kinh nghiệm rất quý cho Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tác động của phát triển các khu công nghiệp đến nông thôn qua nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh Hưng Yên (Trang 47 - 48)