Bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp

Một phần của tài liệu Tác động của phát triển các khu công nghiệp đến nông thôn qua nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh Hưng Yên (Trang 160 - 161)

II- Phân theo ngành kinh tế 100,0 100,0 100,0 100,

triển khu công nghiệp và chuyển đổi nghề sang làm dịch vụ phục vụ nhu cầu khu công nghiệp của lao động nông thôn

4.2.5.2. Bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp

(i) Cần có quy định đầy đủ, chặt chẽ và hợp lý về bảo vệ môi trường ngay ở khâu lập quy hoạch phát triển KCN, như: khu xử lý nước thải tập trung của mỗi KCN; việc cấp giấy phép đầu tư cho các dự án vào các KCN khi khu xử lý nước thải tập trung của KCN phải đi vào hoạt động; về quy định tiêu chuẩn môi trường của KCN; về thẩm định các nội dung về bảo vệ môi trường của các dự án sản xuất trong KCN; về phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường của dự án trước khi cấp giấy phép đầu tư; về thu hút dự án đầu tư thuộc những lĩnh vực, ngành công nghiệp sạch, ít ô nhiễm môi trường; về bố trí các dự án đểđảm bảo và phù hợp với môi trường...

(ii) Nâng cao chất lượng công tác thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hay đề án bảo vệ môi trường của các dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN, cũng như các dự án sản xuất trong KCN để đảm bảo các dự án khi đi vào hoạt động phải có các biện pháp xử lý môi trường đạt tiêu chuẩn, không gây ô nhiễm môi trường, cũng như xử lý khi xảy ra sự cố. Những vấn đề cần phải quan tâm khi thẩm định đó là: các loại chất thải; công nghệ hay phương án xử lý chất thải; biện pháp và kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường... Không tiếp nhận các dự án đầu tư có công nghệ, máy móc, phương tiện, thiết bị đã qua sử dụng, lạc hậu, chất lượng kém và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; không phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư công nghệ sản xuất lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường, đồng thời thực hiện tốt công tác hậu kiểm tra đánh giá tác động môi trường.

chaats thải rắn trong các KCN; lắp ráp hệ thống quan trắc nước thải tựđộng để kiểm soát nước thải các KCN, cơ sở sản xuất công nghiệp lớn; các doanh nghiệp trong các KCN phải thực hiện việc đấu nối để xử lý nước thải tập trung; chỉ cho các cơ sở sản xuất được hoạt động khi công trình xử lý nước thải đã hoàn thành. Kiểm soát chặt chẽ chất thải, nhất là chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp; nhập khẩu phế liệu gây ô nhiễm môi trường làm nguyên liệu sản xuất của các tổ chức, cá nhân trong các KCN; các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, kho chứa, bãi tập kết chất thải trong từng nhà máy, trong KCN để bảo quản và chờ đưa đi xử lý theo quy định.

(iv) Phân cấp đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước về môi trường cho Ban Quản lý các KCN tỉnh theo đúng quy định tại Nghị định số 28/2008/NĐ- CP và Nghị định số 164/2013/NĐ-CP của Chính phủ, bởi Ban Quản lý các KCN là cơ quan quản lý trực tiếp đối với các hoạt động của KCN, có nhiều các công việc gắn chặt chẽ với công ty kinh doanh hạ tầng cũng như mọi hoạt động sản xuất trong các KCN và Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ nên tập trung quản lý môi trường đối với các hoạt động ở ngoài các KCN.

Các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường cần tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, cũng như các thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, của KCN theo báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt và các cam kết bảo vệ môi trường; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm môi trường; cương quyết yêu cầu dừng hoạt động sản xuất đối với những cơ sở gây ô nhiễm môi trường.

Một phần của tài liệu Tác động của phát triển các khu công nghiệp đến nông thôn qua nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh Hưng Yên (Trang 160 - 161)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)