Tác động đến vấn đề lao động và việc làm nông thôn

Một phần của tài liệu Tác động của phát triển các khu công nghiệp đến nông thôn qua nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh Hưng Yên (Trang 108 - 113)

II- Phân theo ngành kinh tế 100,0 100,0 100,0 100,

3.2.2.1.Tác động đến vấn đề lao động và việc làm nông thôn

* Tác động tiêu cực

3.2.2.1.Tác động đến vấn đề lao động và việc làm nông thôn

* Tác động tích cực

Việc phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh trong những năm qua, với nhiều ngành nghề như: Điện tử, cơ khí, chế tạo, sản xuất thức ăn gia súc, chế biến nông sản, dệt may… đã tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động không chỉ người dân địa phương mà bao gồm cả các vùng lân cận và các địa phương khác tỉnh ngoài làm công nhân tại các nhà máy trong KCN; đồng thời chất lượng lao động được nâng lên, do yêu cầu của sản xuất công nghiệp nên người lao động buộc phải học nghề để có kỹ thuật, chuyên môn để làm công nhân. Ngoài ra, đối với người dân địa phương, họ còn có thêm thời gian lao động ngoài thời gian (8 giờ/ngày) làm việc trong các nhà máy để sản xuất nông nghiệp trên phần diện tích đất nông nghiệp của gia đình hay họ làm thêm một số công việc kinh doanh, dịch vụ để tăng thêm thu nhập cho bản thân và gia đình. Như vậy có thể thấy, hoạt động của các KCN không chỉ tác động làm tăng số lượng lao động mà còn tăng chất lượng lao động. * Tác động tiêu cực

KCN của tỉnh Hưng Yên là người địa phương khác. Đây là một hệ quả tất yếu của sự di dân- lao động để đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các KCN trong điều kiện nguồn nhân lực tại chỗ chưa đáp ứng đủ về số lượng và chất lượng. Bên cạnh những tác động tích cực của việc di dân như tạo nguồn lao động cho các doanh nghiệp KCN, đáp ứng nhu cầu về lao động của các doanh nghiệp thì nó cũng tạo ra những tác động tiêu cực từ quá trình di dân này cũng không nhỏ: Đại bộ phận lao động nhập cư là những lao động trẻ, trình độ tay nghề và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên khả năng đáp ứng nhu cầu không cao, hiệu quả làm việc thấp. Mặt khác, trong số lao động nhập cư thì lao động nữ chiếm tỷ lệ cao hơn, đặc biệt là ở KCN Dệt may Phố Nối (nằm trong KCN Phố Nối B) có tỷ lệ lao động nữ rất cao, chủ yếu là chị em đang trong độ tuổi lập gia đình hoặc sinh nở sẽ gây ra nhiều khó khăn cho vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản cho chị em và còn gây khó khăn cho chị em trong việc lập gia đình. Nghiên cứu tác động của KCN đến tình hình lao động việc làm của các xã vùng nghiên cứu cho kết quả thể hiện trên Bảng 3.10.

Bảng 3.10. Tình hình lao động việc làm của các xã vùng nghiên cứu có và không có KCN Vùng/ xã Tỷ lệ lao động có việc làm (%) Tỷ lệ lao động làm việc tại các DN/KCN địa phương (%) 2000 2005 2012 2000 2005 2012 Vùng có khu công nghiệp

Dị Sử 90,00 90,54 91,51 4,69 24,32 40,82 Phùng Chí Kiên 88,20 88,16 90,72 - 20,45 33,76 Nghĩa Hiệp 87,26 84,54 95,03 2,39 30,87 37,24 Giai Phạm 90,53 92,45 94,17 0,00 20,79 35,96 Lạc Hồng 93,87 87,34 95,06 1,24 26,43 30,01 Trưng Trắc 90,45 83,56 96,02 0,00 0,00 34,79

Vùng không có khu công nghiệp

Hưng Long 91,07 92,03 90,87 0,00 12,64 24,10

Lý Thường Kiệt 86,89 90,56 92,62 1,21 10,98 21,05 Việt Hưng 89,02 90,63 92,56 0,75 7,57 20,18

Lương Tài - 90,50 92,00 - 10,00 30,00

Nguồn: Tác giả tổng hợp Báo cáo thống kê tình hình lao động việc làm các xã vùng nghiên cứu các năm 2000, 2005, 2012

Năm nay em 25 tuổi rồi, vào làm trong KCN này được 4 năm. Công nhân chúng em làm ca, làm kíp giờ giấc lung tung. Nhiều khi đi làm về mệt là lăn ra ngủ. Hôm nào làm tối thì thôi, có hôm làm ca sáng, tối cũng tranh thủ ngủđể mai dậy sớm đi làm. Vì thế cũng không giao lưu, chơi bời gì cả. 25 tuổi rồi mà đã yêu đương gì đâụ Mẹ em sốt ruột cứ bắt bỏ làm về quê lấy chồng. Nguyễn Thị Hiền, công nhân KCN Dệt may Phố Nối

Đối với các xã vùng có KCN, tỷ lệ lao động có việc làm sau khi có KCN đã tăng lên rõ rệt so với trước khi có KCN (thời điểm năm 2005 là thời điểm có KCN). Tuy nhiên, khi mới có KCN (năm 2005), tỷ lệ lao động có việc làm của một số xã có xu hướng giảm như xã Nghĩa Hiệp, Lạc Hồng và Trưng Trắc. Nguyên nhân là do năm 2005 là năm đầu tiên xây dựng KCN, cũng là năm nhiều hộ gia đình bị mất đất nông nghiệp để sản xuất trong khi lao động của các hộ gia đình chưa kịp chuyển đổi sang làm nghề khác nên đã có một tỷ lệ lao động rơi vào tình trạng bị thất nghiệp. Sau đó, với những chính sách thu hút lao động của KCN cũng như những thay đổi về chiến lược sinh kế của hộ gia đình, nhiều lao động đã có việc làm trở lạị Đồng thời, nhiều lao động trước đây không có việc làm, nay cũng xin được vào làm việc tại KCN hoặc chuyển sang làm dịch vụ, buôn bán nhỏ nên đến năm 2012, tỷ lệ lao động có việc làm của tất cả các xã vùng có KCN đều tăng lên so với thời điểm trước khi có KCN (năm 2000) và thời điểm ngay sau khi có KCN (2005). Mặt khác, xét về tỷ lệ lao động làm việc tại các doanh nghiệp hoặc các KCN cho thấy, trước khi có KCN, chỉ có một tỷ lệ nhỏ lao động làm việc tại các doanh nghiệp địa phương (các doanh nghiệp chưa nằm trong KCN). Sau khi có KCN, một lượng lớn lao động được thu hút vào làm việc tại KCN nên tỷ lệ lao động vào làm việc tại các KCN tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, nhiều lao động chuyển từ lao động

chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp hoạt động nên tỷ lệ lao động làm việc tại KCN chưa caọ Sau một thời gian hình thành và phát triển KCN, số lượng doanh nghiệp hoạt động tại các KCN tăng lên, nhiều lao động đã đi đào tạo và chuyển sang làm việc tại các KCN nên tỷ lệ lao động làm việc tại các KCN tăng lên rõ rệt, cao nhất là xã Dị Sử với hơn 40% lao động làm việc tại các KCN. Thực tế cho thấy, tỷ lệ lao động có việc làm của các xã vùng có KCN tăng lên không chỉ do số lượng lao động vào làm việc tại các KCN tăng mà còn do sự phát triển của các KCN kéo theo sự phát triển của các dịch vụ phục vụ cho KCN và người lao động của KCN nên cơ hội việc làm cho người dân vùng có KCN tăng lên đáng kể. Điều này cho thấy vai trò to lớn của các KCN trong việc tạo việc làm cho người lao động ở các vùng có KCN.

Đối với các xã vùng không có KCN, do không chịu ảnh hưởng bởi việc mất đất sản xuất nên không chịu tác động tiêu cực từ KCN. Tỷ lệ lao động có việc làm của các xã năm 2012 cũng tăng lên so với năm 2000 và có xu hướng tăng đều qua các năm. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng không nhiều như đối với các xã vùng có KCN. Nguyên nhân là do tại các xã thuộc vùng có KCN, người lao động của các hộ dân bị thu hồi đất sẽđược ưu tiên đào tạo và tuyển dụng vào làm việc tại các KCN. Trong khi đó, đối với các xã thuộc vùng không có KCN, không được hưởng chính sách ưu tiên về đào tạo nên người lao động muốn vào làm việc tại các KCN thì phải tự bỏ kinh phí tham gia các khóa đào tạọ Điều này gây khó khăn và cản trở việc chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động ở những xã thuộc vùng không có KCN nên tỷ lệ lao động làm việc tại các KCN của các xã này cũng thấp hơn so với các xã thuộc vùng có KCN. Tuy nhiên, hầu hết những người dân thuộc các xã vùng không có KCN đều cho rằng, mặc dù địa phương không có KCN nhưng sự hình thành và phát triển của các KCN ở các vùng lân cận đã tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho họ.

3.2.2.2. Tác động đến văn hóa nông thôn

* Tác động tích cực

Với việc nhiều loại hình doanh nghiệp đến đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, cùng với một lượng lao động từ các địa phương khác, cũng như những người nước ngoài đến làm việc tại các KCN, rồi họ sinh sống trong các khu nhà trọ hay

KCN... đã tạo ra sự giao thoa về văn hóa giữa người dân bản địa với những người mới nhập cư, tạo lên sự đa dạng về văn hóa nông thôn. Mặt khác, do việc phát triển các KCN, kèm theo đó là hệ thống hạ tầng phát triển trong đó có hệ thống thông tin, truyền thông ở những vùng có KCN nên khả năng tiếp cận thông tin của người dân tăng. * Tác động tiêu cực

Kết quả thảo luận nhóm về tác động của KCN đến khả năng xảy ra các xung đột, tệ nạn xã hội ở nông thôn cho thấy các nhóm đều cho rằng, các xung đột giữa người dân với chính quyền địa phương, giữa người lao động với chủ doanh nghiệp, giữa công nhân với công nhân hoặc công nhân với người dân địa phương đều tăng lên. Và xung đột được đánh giá là nghiêm trọng hơn cả chính là các xung đột giữa người dân và chính quyền địa phương trong việc giải quyết vấn đề đền bù khi thu hồi đất. Việc tuân thủ các quy định về lao động của công nhân các KCN ở Hưng Yên khá tốt nên đến nay chưa có cuộc biểu tình, đình công nào của công nhân diễn ra ở các KCN. Các xung đột khác vẫn xảy ra nhưng mức độ không nghiêm trọng. Bên cạnh đó, các nhóm thảo luận cũng cho rằng các tệ nạn xã hội cũng xảy ra nhiều hơn ở nông thôn sau khi có KCN, trong đó nạn cờ bạc là phổ biến nhất.

3.2.2.3. Tác động đến giáo dc và đào to nông thôn

* Tác động tích cực

Quá trình xây dựng và phát triển các KCN ở Hưng Yên đã có tác động tích cực đến giáo dục và đào tạo của tỉnh phát triển cả về số lượng và chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho phát triển KT-XH nói chung và phát triển KCN nói riêng; quy mô trường lớp và chất lượng giáo dục ở các bậc học phổ thông không ngừng tăng lên; tỷ lệ số trường xây dựng đạt chuẩn quốc gia tăng từ 62 trường năm 2004 lên 223 trường năm 2013; hệ thống cơ sở đào tạo tăng cả về số lượng và loại hình đào tạo: năm 2004, trên địa bàn tỉnh mới có 01 trường đại học, 01 trường cao đẳng và 5 trường trung cấp, thì đến năm 2013 tỉnh có 03 trường đại học, 5 trường cao đẳng, 8 trường trung cấp và trên 30 cơ sởđào tạo nghề khác nhau, nhờ vậy mà số lượng lao động của tỉnh Hưng Yên được qua đào tạo đạt 47%, cao hơn rất nhiều so với trung bình của cả nước.

Do việc phát triển các KCN nên kéo theo lượng người dân nhập cư từ các địa phương khác đến tỉnh Hưng Yên để làm việc trong các KCN, kéo theo các gia đình mới tăng lên, trẻ em được sinh rạ.. làm cho số lượng học sinh tăng lên nhanh. Điều này đòi hỏi cần có nhiều trường, lớp để đáp ứng nhu cầu học tập cho con em công nhân. Mặc dù trong những năm qua, các trường học ở các xã có KCN, gần KCN đều đầu tư nâng cấp, mở rộng trường xong do chưa tính toán đủ nhu cầu, dự báo tốc độ phát triển... nên hầu hết các địa phương này đã quá tải về học sinh, trường lớp và đội ngũ giáo viên. Điều đó đặt ra cho tỉnh Hưng Yên cần có giải pháp trong thời gian tới về phát triển ngành giáo dục đào tạo để vừa phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH của tỉnh song cũng phải đáp ứng nhu cầu học tập của con của các công nhân KCN.

Một phần của tài liệu Tác động của phát triển các khu công nghiệp đến nông thôn qua nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh Hưng Yên (Trang 108 - 113)