Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng phát triển sản xuất nông sản có giá trị kinh tế cao và phục vụ công nghiệp chế biến và

Một phần của tài liệu Tác động của phát triển các khu công nghiệp đến nông thôn qua nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh Hưng Yên (Trang 149 - 152)

II- Phân theo ngành kinh tế 100,0 100,0 100,0 100,

b) Mục tiêu cụ thể

4.2.3.1. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng phát triển sản xuất nông sản có giá trị kinh tế cao và phục vụ công nghiệp chế biến và

xut nông sn có giá tr kinh tế cao và phc v công nghip chế biến và nhu cu lương thc, thc phm ca công nhân trong các khu công nghip

đất nông nghiệp còn lại sau khi chuyển một phần diện tích đất sang phát triển các KCN thì cần phải chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi một cách hợp lý. Chú trọng phát triển các loại cây trồng, vật nuôi phục vụ công nghiệp chế biến, cũng như nhu cầu về lương thực, thực phẩm của người dân địa phương và công nhân của các KCN. Điều này đòi hỏi công tác xây dựng quy hoạch sản xuất nông nghiệp không chỉ quan tâm đến tính chất đất, điều kiện sản xuất của địa phương mà cần phải quan tâm đến thị trường đầu rạ Mặt khác, các hộ nông dân cần chủ động và mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở những nơi thích hợp theo hướng sản xuất hàng hóạ Một số nơi có thể chuyển đổi sang trồng các loại cây, nuôi các loại con là nguồn nguyên vật liệu đầu vào cho các doanh nghiệp của KCN. Như vậy, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tìm được nguồn nguyên vật liệu, với chi phí tiết kiệm do không phải vận chuyển xa và không mất nhiều chi phí bảo quản. Trong khi đó, hiệu quả sản xuất của người dân nông thôn tăng lên góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống người dân nông thôn không chỉ ở những vùng có KCN mà ở cả những vùng phụ cận.

Do ảnh hưởng của việc xây dựng các KCN, hệ thống thủy lợi ở một số nơi bị chia cắt, hư hỏng dẫn đến không đáp ứng đủ nước tưới cho cây trồng, người dân có thể chuyển đổi sang trồng các loại rau như rau muống, rau ngót, rau mồng tơị.. nhằm cung cấp rau sạch cho công nhân của KCN. Ngoài ra, tăng cường hoạt động chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm như lợn, gà, vịt... nhằm đáp ứng nhu cầu tại chỗ ngày càng tăng của người dân địa phương cũng như người lao động của các KCN.

Các giải pháp đó là:

(i) Đẩy mạnh chuyển đổi ruộng đất, cơ cấu cây trồng theo hướng giá trị cao, chú trọng phát triển sản xuất rau sạch, lợn chất lượng cao xa khu dân cư theo mô hình trang trại đồng bộ (từ cung cấp con giống, chăn nuôi kết hợp với trồng trọt, xử lý chất thải, kết hợp với thị trường tiêu thụ với qui mô lớn đảm bảo chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường trong và ngoài nước);

(ii) Sớm xây dựng quy hoạch khu chăn nuôi xa khu dân cư, quy hoạch khu liên hợp giữa trồng trọt và chăn nuôị Phát triển ngành chăn nuôi lợn, bò sữa quy

trên địa bàn tỉnh.

(iii) Đẩy mạnh công tác khuyến nông trên cơ sở tăng cường năng lực trung tâm khuyến nông tỉnh, các trạm huyện và mạng lưới khuyến nông viên cơ sở. Chú trọng hướng dẫn, phổ biến kỹ thuật thâm canh sản xuất các giống cây trồng, vật nuôi mới, các mô hình có hiệu quả nhằm nâng cao trình độ và kỹ thuật thâm canh cho nông dân. Tăng cường hệ thống bảo vệ thực vật, vệ sinh thú y đảm bảo theo yêu cầu, phòng trừ sâu bệnh kịp thời và hiệu quả. Hướng dẫn phổ biến các biện pháp phòng trừ dịch bệnh tổng hợp, sử dụng đúng các loại thuốc bảo vệ thực vật, chú trọng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học nhằm phát triển nông nghiệp sạch, bảo vệ sức khỏe cho người sản xuất và người tiêu dùng.

(iv) Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở sản xuất giống vật nuôi, cây trồng. Nhằm đưa ra các loại giống có năng suất chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và đa dạng sản phẩm. Tăng cường năng lực kỹ thuật, trang thiết bị chuyên dùng cho chi cục thú y, củng cố nâng cao hiệu quả mạng lới thú y cơ sở, phổ biến kiến thức chăn nuôi thú y cho người sản xuất nhằm nâng cao năng lực phòng chống dịch bệnh cho gia súc gia cầm, đặc biệt với vùng chăn nuôi tập trung, chú trọng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm của các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, nhất là các cơ sở phục vụ chế biến xuất khẩụ

(v) Song song với các chính sách phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh, có cơ chế khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh tham gia đầu tư trong lĩnh vực bảo quản, chế biến, xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường cho nông sản của tỉnh. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, nhất là các loại công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, bảo quản và chế biến nông sản nhằm nâng cao chất lượng và giá trị nông sản hàng hoá, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

(vi) Đẩy mạnh đầu tư phát triển thủy lợi, thủy nông nội đồng, cải tạo, nâng cấp, nạo vét hệ thống kênh mương, nâng cấp hệ thống thủy nông, thủy lợi, hệ thống trạm bơm, đáp ứng tốt nhu cầu tưới tiêu của sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Tác động của phát triển các khu công nghiệp đến nông thôn qua nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh Hưng Yên (Trang 149 - 152)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)