II- Phân theo ngành kinh tế 100,0 100,0 100,0 100,
g) Về hệ thống thông tin liên lạc
Hệ thống thông tin liên lạc ở các vùng nông thôn Hưng Yên đã có những bước phát triển vượt bậc trong những năm qua, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận thông tin của người dân. Năm 2000, số thuê bao điện thoại của tỉnh chỉ là 16.367 số thì đến năm 2012, số thuê bao điện thoại đã lên đến 178.056 số (gấp hơn 10 lần năm 2000). Số thuê bao internet cũng tăng lên mạnh mẽ từ 95 thuê bao năm 2000 lên đến 42.594 thuê bao năm 2012 (gấp 448 lần). Bên cạnh đó, 100% xã ở vùng nông thôn có bưu điện văn hóa xã, 100% các huyện có bưu điện huyện đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc thông tin liên lạc, nâng cao đời sống tinh thần cho người dân nông thôn.
3.1.1.4. Thu nhập, mức sống dân cư và tỷ lệ đói nghèo
Sự phát triển kinh tế nông thôn Hưng Yên trong những năm qua đã góp phần tăng thu nhập, cải thiện mức sống dân cư và giảm tỷ lệ đói nghèo; thu nhập bình quân đầu người của tỉnh trong giai đoạn 1997 – 2013 đã tăng lên rõ rệt, trong đó thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn cũng đang tăng nhanh; thu nhập của người dân tăng lên làm cho mức sống của dân cưđược cải thiện đáng kể, góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn của tỉnh Hưng Yên giảm đi rõ rệt từ 13,2% năm 2005 xuống còn 6,2% năm 2013. Theo kết quả điều tra kinh tế hộ tại 145 xã thuộc tỉnh năm 2011 cho thấy thu nhập bình quân của hộ nông dân tỉnh Hưng Yên đạt 50.400.000 đồng/hộ/năm; trong đó, thu nhập từ nông nghiệp là 18.219.600 đồng (chiếm 36,15%); thu nhập từ ngành nghề là 16.904.160 đồng (chiếm 33,54%) và thu nhập từ dịch vụ là 15.276.240 đồng (chiếm 30,31%). (Báo cáo tổng hợp điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn Hưng Yên giai đoạn 2010- 2015, định hướng đến năm 2020). Biểu 3.1 sẽ phản ánh về mức thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ hộ nghèo ở vùng nông thôn của Hưng Yên.
thôn của tỉnh Hưng Yên giai đoạn 1997 - 2013
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Niên giám Thống kê tỉnh Hưng Yên các năm 2000, 2005, 2010, 2013
3.1.2. Thực trạng xã hội nông thôn
Cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội nông thôn tỉnh Hưng Yên trong những năm qua đã có những bước phát triển mạnh mẽ.
3.1.2.1. Lao động và việc làm
Tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh khá cao là 63,4% (năm 2013 tổng số lao động trên 15 tuổi của tỉnh là 736.583 lao động) và số người đang bước vào độ tuổi lao động tăng nhanh; dân số dưới 15 tuổi chiếm 14,1% là lực lượng dự trữ lao động dồi dào của tỉnh. Đây là lợi thế nhưng cũng là sức ép đối với vấn đề giải quyết việc làm. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi lao động ở khu vực nông thôn cũng chiếm một tỷ lệ cao với 88,3%, trong khi tỷ lệ lao động ở khu vực thành thị chỉ chiếm 11,7% (số liệu năm 2013). Qua đó, nguồn lực lao động ở nông thôn khá dồi dào, sẵn sàng cung ứng nguồn lực lao động cho các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp thuộc các KCN của tỉnh.
nghề, trung cấp, cao đẳng đến đại học trên địa bàn của tỉnh và là tỉnh nằm sát thủ đô, nơi tập trung nhiều trường đại học nhất cả nước nên Hưng Yên có tỷ lệ lao động đã qua đào tạo năm 2013 đạt 47%, cao hơn mức chung của cả nước (14,6%) và vùng đồng bằng sông Hồng (20,7%).
Sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra mạnh mẽ trong những năm qua ở Hưng Yên đã kéo theo một tỷ lệ lao động lớn chuyển từ lĩnh vực sản xuất nông nghiệp sang lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Năm 2013, số lượng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh Hưng Yên là 721.282 người, chiếm 97,92% tổng số lao động và 62,63% dân số, tăng lên so với tỷ lệ 53,11% năm 2005 và 60,68% năm 2010. Một trong những nguyên nhân là do số lượng KCN trên địa bàn cũng như số lượng doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động tăng lên.
Khu vực sản xuất nông nghiệp, thủy sản vẫn thu hút nhiều lao động nhất, tuy tỷ trọng đã giảm từ 81,58% năm 2000 xuống còn 69,26% năm 2005 và 52,71% năm 2011 (tỷ lệ của cả nước là 48,38%). Ngược lại, tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp và xây dựng tăng từ 8,62% năm 2000 lên 18,95% năm 2005 và 26,15% năm 2011; tỷ trọng lao động trong ngành dịch vụ cũng tăng lên, từ 9,78% năm 2000 lên 12,68% năm 2005 và 21,14% năm 2011. Xu hướng chuyển dịch lao động sang khu vực công nghiệp– dịch vụ là phù hợp với sự mở rộng không ngừng của các lĩnh vực này trong những năm gần đâỵ
3.1.2.2. Y tế, giáo dục và đào tạo