Tác động đến thu nhập và đời sống của dân cư nông thôn

Một phần của tài liệu Tác động của phát triển các khu công nghiệp đến nông thôn qua nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh Hưng Yên (Trang 105 - 108)

II- Phân theo ngành kinh tế 100,0 100,0 100,0 100,

* Tác động tiêu cực

3.2.1.3. Tác động đến thu nhập và đời sống của dân cư nông thôn

* Tác động tích cực

Nghiên cứu mức thu nhập bình quân đầu người ở các xã thuộc vùng có KCN và các xã thuộc vùng không có KCN ở các thời điểm trước khi có KCN, sau khi có KCN và những năm gần đây cho kết quả thể hiện trên Bảng 3.8. Kết quả cho thấy, mức thu nhập bình quân đầu người năm 2005 đã tăng lên đáng kể so với năm 2000, tuy nhiên sự gia tăng về thu nhập không có sự khác biệt đáng kể giữa vùng có KCN và vùng không có KCN. Sự khác biệt trở nên rõ ràng hơn trong giai đoạn 2005- 2008, khi các KCN hình thành và đi vào hoạt động đã thu hút một bộ phận lớn lao động vào làm việc tại các KCN; tạo ra nhiều cơ hội việc làm có thu nhập cao từ các hoạt động dịch nên thu nhập của người dân vùng có KCN đã tăng lên rõ rệt. Mặc dù, mức lương bình quân của lao động trong KCN chỉ ở mức 2- 2,5 triệu đồng/người/tháng song so với mức thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp thì đây là một mức thu nhập khá caọ Mặt khác, nhờ có KCN, nhiều lao động từ các địa phương khác tới làm việc tại KCN, các hộ gia đình ở các vùng có KCN đã phát triển nghề dịch vụ: mở cửa hàng để bán hàng, làm dịch vụ phục vụ, cho thuê nhà trọ công nhân KCN… làm cho thu nhập của các hộ tăng thêm. Trong khi ở các vùng

nhập mặc dù có tăng lên nhưng không tăng nhiều nhưở vùng có KCN. Như vậy có thể thấy, ở các vùng có KCN, tác động của KCN đến thu nhập của hộ thể hiện ở hai khía cạnh: tạo ra thu nhập trực tiếp (cho những lao động vào làm việc tại KCN) và thu nhập gián tiếp (được tạo ra từ các hoạt động dịch vụ cho KCN hoặc người lao động của KCN).

Bảng 3.8. Thu nhập bình quân đầu người của các xã thuộc vùng nghiên cứu

ĐVT: triệu đồng/người/năm

Vùng/xã Năm 2000 Năm 2005 Năm 2008 Năm 2010 Năm 2012 Vùng có khu công nghiệp

Dị Sử 8,5 13,3 20,0 24,7 28,5 Phùng Chí Kiên 8,0 12,5 18,5 22,0 27,0 Nghĩa Hiệp 3,2 6,1 13,4 14,5 17,1 Giai Phạm 15,0 16,8 27,0 28,2 29,3 Lạc Hồng 8,0 10,2 18,8 19,0 19,6 Trưng Trắc 11,0 12,0 21,5 22,0 24,0

Vùng không có khu công nghiệp

Hưng Long 6,9 11,5 12,3 16,6 18,5 Cẩm Xá 6,8 9,5 12,2 15,2 16,2 Lý Thường Kiệt 7,2 10,9 11,5 16,1 19,0 Minh Châu 6,5 9,5 10,8 16,0 18,7 Việt Hưng 6,3 9,0 11,1 14,4 15,8 Lương Tài 6,0 8,5 10,0 13,5 14,7

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo tình hình kinh tế- xã hội các xã năm 2000, 2012

So sánh mức thu nhập bình quân đầu người của các xã vùng có KCN có thể thấy, hầu hết các xã ở vùng có KCN có thu nhập cao hơn so với người dân ở các xã vùng không có KCN. Kết quả nghiên cứu được thể hiện tại Bảng 3.9.

ĐVT: (%)

Vùng/xã Thu nhập tăng Thu nhập không đổi Thu nhập giảm

Vùng có KCN 68,15 22,96 8,89

Vùng không có KCN 41,48 54,47 4,05

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu điều tra hộ gia đình năm 2013

Sau khi bị thu hồi đất để xây dựng KCN Phố Nối A, gia đình tôi chỉ còn 178m2 đất. Lúc

đầu, gia đình cũng loay hoay lắm vì không biết phải sống thế nào với số ruộng ít ỏi đó. Sau một thời gian, thấy nhiều người muốn thuê nhà trọ, tôi bàn với vợ xây dựng 10 phòng trọ

cho công nhân thuê, mỗi phòng trọ hiện cũng thu được 500 nghìn đồng/tháng. Thế là mỗi tháng nhà tôi cũng thu được 5 triệu đồng tiền cho thuê nhà. Vợ tôi lại mở một quán nước nhỏ gần cổng KCN, thu nhập cũng khá. Vì vậy, đến nay chúng tôi không muốn làm ruộng nữạ Có mỗi một ít đất, chẳng bõ công làm. Tôi cho người khác thuê ruộng rồị Ông Phạm Văn Lợi, xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ

Kết quả phỏng vấn 258 hộ gia đình thuộc các xã cũng cho kết quả tương tự. Có tới 68,15% số hộ gia đình thuộc các xã vùng có KCN cho rằng thu nhập của họ tăng lên nhờ có KCN, chỉ có 8,89% số hộ cho rằng thu nhập của họ bị giảm khi có KCN. Nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến việc thu nhập bị giảm ở các hộ này cho thấy đây thường là những hộ bị mất đất sản xuất lớn hơn 75%. Diện tích đất còn lại không đủ đảm bảo thu nhập cho hộ trong khi lao động của hộ lại quá tuổi, không được tuyển vào làm việc tại KCN. Đây cũng là những hộ có diện tích đất ở nhỏ, hẹp không thể xây nhà cho thuê cũng không có khả năng chuyển sang kinh doanh hoặc làm dịch vụ mà chủ yếu là đi làm thuê, công việc không ổn định.

Tỷ lệ số hộ cho rằng thu nhập của hộ tăng lên nhờ có KCN ở những vùng không có KCN thấp hơn hẳn với chỉ 41,48%. Tuy nhiên tỷ lệ số hộ cho rằng tác động của KCN làm thu nhập của hộ bị giảm chỉ là 4,05% trong khi có tới 54,47% số hộ cho rằng KCN không có ảnh hưởng đến thu nhập của hộ. Điều này một lần nữa cho thấy tác động của KCN đến thu nhập của người dân vùng có KCN mạnh hơn so với vùng không có KCN.

của họ trở nên tốt hơn từ khi có KCN. Bởi vì, khi thu nhập tăng lên đời sống vật chất của người dân được tăng theọ Nhờ có thu nhập tăng lên họ bây giờ không chỉ đủ ăn mà họ còn có điều kiện để mua sắm nhiều phương tiện sinh hoạt hiên đại như ti vi, tủ lạnh, điện thoại di động, xe máỵ.. Bên cạnh đó, với sự phát triển của hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đã giúp họ có nhiều điều kiện để giao lưu, trao đổi, học hỏi, thưởng thức văn hóa nghệ thuật… Tất cả những cái đó đã làm cho đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên.

Có KCN, đời sống của chúng tôi dễ chịu hơn nhiềụ Các con tôi được vào làm việc trong KCN có thu nhập ổn định. Tôi và ông nhà tôi ở nhà trông coi mấy gian nhà trọ cũng đủ

sống. Giờ không còn phải làm ruộng nữa, đỡ vất vả hơn nhiềụ Nhờ có tiền đền bù, nhà tôi còn xây được nhà và sắm đồ dùng trong nhà nữạ Bà Trần Thị Mai, xã Trưng Trắc, huyện Văn Lâm

3.2.2. Tác động đến xã hội nông thôn

Một phần của tài liệu Tác động của phát triển các khu công nghiệp đến nông thôn qua nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh Hưng Yên (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)