Bài học kinh nghiệm bước đầu về giải quyết tác động của phát triển các khu công nghiệp đến nông thôn

Một phần của tài liệu Tác động của phát triển các khu công nghiệp đến nông thôn qua nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh Hưng Yên (Trang 54 - 57)

c) Tác động do chất thải rắn tại các KCN

1.5.3.Bài học kinh nghiệm bước đầu về giải quyết tác động của phát triển các khu công nghiệp đến nông thôn

các khu công nghiệp đến nông thôn

Qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển các KCN ở nước ta; những kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và một sốđịa phương ở Việt Nam có thể rút ra bài học cho giải quyết tác động của phát triển các KCN đến nông thôn như sau:

Một là, cần xây dựng quy hoạch KCN dựa trên quy hoạch tổng thể kinh tế- xã hội của tỉnh để khai thác tối đa lợi thế về lao động, nguyên vật liệu, thị trường nhằm tăng hiệu quả của KCN, đồng thời thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển. Xây dựng, triển khai quy hoạch KCN gắn với thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế- xã

hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp, quy hoạch đô thị, quy hoạch khu dân cư, quy hoạch nhà ở và các quy hoạch ngành. Quy hoạch tổng thể các KCN cần tính toán tiềm năng, lợi thế của địa phương để tạo ra một sự liên kết chặt chẽđem lại hiệu quả kinh tế- xã hội cao nhất, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh của KCN. Phát triển về số lượng và quy mô KCN cần phù hợp và hài hoà với điều kiện phát triển thực tế của địa phương, đảm bảo hiệu quả sử dụng đất KCN, kiên quyết không phát triển KCN trên đất nông nghiệp có năng suất ổn định.

Hai là, cần xây dựng KCN một cách đồng bộ cả ở trong và ngoài hàng rào KCN nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sự phát triển của KCN đồng thời thay đổi bộ mặt nông thôn. Nâng cao chất lượng xây dựng kết cấu hạ tầng KCN theo hướng xây dựng một cách đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện đại và hệ thống tiện nghi, tiện ích công cộng phục vụ cho KCN; gắn kết cấu hạ tầng trong hàng rào và ngoài hàng rào KCN. Huy động các nguồn vốn để đầu tư xây dựng nhà ở cho người lao động và các công trình tiện nghi, tiện ích cho KCN; có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ của địa phương trong việc huy động vốn đầu tư toàn xã hội phục vụ cho phát triển kết cấu hạ tầng KCN.

Ba là, cần có chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng một cách hợp lý đểđẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, nhanh chóng đưa KCN đi vào hoạt động; góp phần ổn định đời sống, tạo việc làm cho người dân bị mất đất, tránh những tác động tiêu cực từ việc mất đất, thay đổi sinh kế của người dân nông thôn sau khi bị mất đất. Cần tuyên truyền, vận động tốt để chính quyền địa phương, người dân trong vùng ảnh hưởng của KCN hỗ trợ tích cực trong công tác giải phóng mặt bằng, bàn giao đất cho chủđầu tư xây dựng hạ tầng KCN.

Bốn là, lựa chọn chủ đầu tư xây dựng KCN phải có năng lực tài chính, kinh nghiệm hoạt động sản xuất kinh doanh và kinh nghiệm quản lý và năng lực thu hút đầu tư; cải thiện chất lượng thu hút đầu tư vào KCN. Tập trung ưu tiên thu hút các ngành nghề, lĩnh vực có hàm lượng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường,

các ngành nghề xác định là mũi nhọn phát triển và có lợi thế của địa phương. Tăng cường tính liên kết ngành trong phát triển KCN để hình thành các KCN liên kết ngành (clusters) nhằm tăng lợi thế cạnh tranh của KCN và nâng cao hiệu quả hoạt động của các KCN, dần hình thành các ngành công nghiệp phụ trợ, đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tếđịa phương theo hướng nâng cao tỷ trọng giá trị gia tăng ngành công nghiệp trong tổng giá trị gia tăng của địa phương. Xây dựng kế hoạch, chương trình xúc tiến đầu tư phù hợp với chính sách của Nhà nước; thực hiện xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung ưu tiên một số đối tác lớn, quan trọng và những ngành nghề, lĩnh vực lợi thế của địa phương và của Việt Nam.

Năm là, có những quy định rõ ràng về việc bảo vệ môi trường đối với các KCN và các doanh nghiệp nằm trong KCN và thực hiện nghiêm các quy định này nhằm tránh những tác động tiêu cực đến môi trường nông thôn. Tăng cường giám sát, thanh kiểm tra việc chấp hành pháp luật về môi trường trong các KCN gắn với việc xử lý vi phạm một cách kiên quyết, dứt điểm; đồng thời xem xét điều chỉnh các chế tài để đảm bảo tính răn đe đối với hành vi vi phạm pháp luật về môi trường. Nâng cao năng lực quản lý và chuyên môn kỹ thuật về môi trường cho các cơ quan liên quan đến KCN (Ban Quản lý các KCN, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cảnh sát môi trường) để tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý có đầy đủ nguồn lực thực hiện nhiệm vụ về bảo vệ môi trường KCN.

Sáu là, có chính sách khuyến khích và thúc đẩy đào tạo, thu hút lao động tại chỗ nhằm giải quyết việc làm cho người dân nông thôn, tạo nguồn lao động có chất lượng cao cho các doanh nghiệp KCN, hạn chế những tác động tiêu cực từ việc di cư của người lao động. Có chính sách cụ thể nhằm cải thiện điều kiện lao động, hỗ trợ đời sống vật chất, tinh thần của người lao động trong KCN phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Xây dựng quy hoạch phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH nói chung, các KCN nói riêng cần chú trọng đào tạo nghề cho thanh niên khu vực nông thôn, nhất là các vùng nông thôn bị thu hồi đất làm KCN; từng bước xây dựng đội ngũ lao động có tác phong công nghiệp, có trình độ, kỹ năng, kỷ luật lao động ngày càng được nâng cao[22].

Một phần của tài liệu Tác động của phát triển các khu công nghiệp đến nông thôn qua nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh Hưng Yên (Trang 54 - 57)