Nâng cao hiệu quả quản lý nhàn ước về bảo về môi trường

Một phần của tài liệu Tác động của phát triển các khu công nghiệp đến nông thôn qua nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh Hưng Yên (Trang 158 - 160)

II- Phân theo ngành kinh tế 100,0 100,0 100,0 100,

triển khu công nghiệp và chuyển đổi nghề sang làm dịch vụ phục vụ nhu cầu khu công nghiệp của lao động nông thôn

4.2.5.1. Nâng cao hiệu quả quản lý nhàn ước về bảo về môi trường

(i) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về bảo vệ môi trường; thường xuyên mở các lớp tập huấn nâng cao nhận thức, ý thức về bảo vệ môi trường cho mọi tổ chức, doanh nghiệp và người dân; xây dựng và tuyên truyền nhân rộng các mô hình tự quản về bảo vệ môi trường trong khu dân cư, cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp.

khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng; công khai thông tin và tạo dư luận nghiêm khắc đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường; kết quả xử lý vi phạm môi trường, diễn biến, chất lượng môi trường, các vấn đề môi trường bức xúc được dư luận, xã hội quan tâm để mọi tổ chức, doanh nghiệp, người dân nhận thức đúng trách nhiệm và thực hiện bảo vệ môi trường trong sản xuất cũng như trong sinh hoạt, trong khu dân cư, nơi công cộng cũng như trong trụ sở cơ quan, trong các cơ sở sản xuất và trong các KCN; tích cực phổ biến các mô hình, điển hình, tuyên dương các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường.

(ii) Tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường: tiếp tục kiện toàn bộ máy và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ tỉnh đến xã; xác định rõ trách nhiệm bảo vệ môi trường của các cấp, các ngành, xây dựng và thực hiện cơ chế giải quyết vấn đề môi trường liên ngành, liên vùng; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các vi phạm Luật bảo vệ môi trường, đồng thời xử lý nghiêm cán bộ không thực hiện đúng trách nhiệm, quyền hạn.

(iii) Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường: bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của Nhà nước, tổ chức, cộng đồng và mỗi người dân, đặc biệt đề cao trách nhiệm của các cơ sở sản xuất và dịch vụ; đa dạng hóa các loại hình hoạt động bảo vệ môi trường, tạo điều kiện về cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích cá nhân, tổ chức tham gia công tác bảo vệ môi trường (như các dịch vụ gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải và các dịch vụ khác về bảo vệ môi trường). Xây dựng quy hoạch các bãi chôn lấp rác thải đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của Nhà nước. Chú trọng xây dựng và thực hiện các quy ước, hương ước, cam kết bảo vệ môi trường ở cộng đồng dân cư;

(iv) Tăng cường đầu tư và áp dụng các biện pháp kinh tế trong bảo vệ môi trường: Đa dạng hóa các nguồn đầu tư cho môi trường; cùng với thực hiện lồng ghép các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, cần khuyến khích tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư bảo vệ môi trường. Thực hiện cơ chế,

Thực hiện nguyên tắc người gây thiệt hại đối với môi trường phải là người khắc phục, bồi thường. Triển khai thực hiện tốt thu phí nước thải trên địa bàn tỉnh để góp phần bảo đảm không bị ô nhiễm thêm nguồn nước mặt, tài nguyên quan trọng đối với tỉnh cũng như toàn vùng. Chú ý tính toán phương án hợp lý xây dựng trạm thu gom nước thải công nghiệp, tránh tình trạng xử lý trực tiếp nước thải công nghiệp ra các nguồn tiếp nhận không qua xử lý.

Một phần của tài liệu Tác động của phát triển các khu công nghiệp đến nông thôn qua nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh Hưng Yên (Trang 158 - 160)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)