Bảo vệ môi trường nông thôn

Một phần của tài liệu Tác động của phát triển các khu công nghiệp đến nông thôn qua nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh Hưng Yên (Trang 161 - 164)

II- Phân theo ngành kinh tế 100,0 100,0 100,0 100,

triển khu công nghiệp và chuyển đổi nghề sang làm dịch vụ phục vụ nhu cầu khu công nghiệp của lao động nông thôn

4.2.5.3. Bảo vệ môi trường nông thôn

(i) Lập qui hoạch khai thác và bảo vệ nguồn nước ở từng khu vực của tỉnh làm cơ sở kỹ thuật cho công tác quản lý nước. Các địa phương cần xây dựng bản đồ quy hoạch khai thác, sử dụng các nguồn nước phục vụăn uống, sinh hoạt, từđó xác định lại các nguồn khai thác và quản lý các công trình khai thác không để vượt quá ngưỡng sinh thái cho phép.

tập kết rác thải ở cảđô thị và nông thôn; tu sửa nâng cấp hệ thống thoát nước, khắc phục tình trạng để nước thải chảy không có tổ chức, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở nông thôn. Thành lập các đội thu gom rác, vận chuyển rác thải sinh hoạt đến điểm chứa rác; hạn chế và tiến tới chấm dứt việc xây dựng các ô chôn lấp rác hợp vệ sinh; hạn chế sử dụng hóa chất trong canh tác nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, thu gom và xử lý hợp vệ sinh đối với các loại bao bì chứa đựng hóa chất sau khi sử dụng (như thuốc bảo vệ thực vật); xây dựng lò đốt chất thải rắn sinh hoạt nông thôn; lắp đặt thùng chứa rác thải tại các cơ quan, trường học, nơi công cộng để khắc phục tình trạng đổ rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường tại các đường trục giao thông và tổ chức vận chuyển đến khu xử lý rác thải tập trung của tỉnh.

(ii) Nhân rộng các mô hình thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt nông thôn; mô hình phân loại rác tại nguồn và tập trung xử lý các điểm rác thải nông thôn đang ô nhiễm. Không san lấp hoặc thu hẹp diện tích các ao, hồ hiện có. Vận động các hộ dân đầu tư xây dựng công trình vệ sinh theo công nghệ bể phốt 3 ngăn; nước thải từ các hộ gia đình sau đó được xử lý sơ bộ bằng hỗ ga kết hợp lắng, lọc cát trước khi thải vào hệ thống thoát nước chung chủa thôn, xóm, khu dân cư; vận động nhân dân thường xuyên nạo vét khai thông cống rãnh thoát nước.

Nghiên cứu xây dựng dự án “quản lý lưu vực hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải” để giải quyết tổng thể các vấn đề phát triển, quản lý tài nguyên và môi trường cho toàn tỉnh như là một bộ phận cấu thành tổng thể thống nhất của hạ lưu vực sông Hồng.

(iii) Xây dựng nghĩa trang nhân dân theo quy hoạch đảm bảo vệ sinh môi trường; xây dựng, lắt đặt các bể, thùng tại các trục chính ra cánh đồng để thu gom, vận chuyển, xử lý vỏ chai, bao bì chữa chất bảo vệ thực vật bảo đảm vệ sinh môi trường.

(iv) Kiên quyết di dời các cơ sở sản xuất không có các biện pháp xử lý chất thải gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư; quy hoạch và khuyến khích các hộ chăn nuôi theo mô hình trang trại xa khu dân cư, xử lý chất thải chăn nuôi bằng công nghệ Biogas, thường xuyên làm vệ sinh chuồng trại, tiêu độc khử trùng, khử mùi, xử lý phụ phẩm nông nghiệp theo phương pháp thân thiện môi trường.

Để thúc đẩy việc xây dựng và phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên cần thực hiện một số giải pháp đó là:

Một là, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên và các cơ quan chức năng cần quản lý tốt quy hoạch phát triển các KCN đến năm 2020, tập trung hỗ trợ các KCN để lập, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam; hỗ trợ các Công ty phát triển hạ tầng giải quyết những tồn tại, vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng các KCN đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết, để tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, tạo mặt bằng tiếp nhận các dự án đầu tư vào các KCN; quy định cơ chế, chính sách hợp lý đối với các dự án đầu tư ngoài KCN về giá cho thuê đất, thu phí sử dụng hạ tầng chung, phí tiêu thoát nước, phí bảo vệ môi trường… nhằm đảm bảo bình đẳng giữa dự án đầu tư vào trong và ngoài KCN, qua đó khuyến khích các nhà đầu tư lựa chọn đầu tư vào trong các KCN tập trung đã có sẵn hạ tầng. Mặt khác, không nên tiếp tục tiếp nhận các dự án đầu tưở ngoài KCN và hướng dẫn các nhà đầu tư lựa chọn địa điểm sản xuất tại các KCN nhằm phát huy vai trò của các KCN và hạn chế các tác động tiêu cực từ hoạt động của các cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài KCN đối với xã hội, môi trường

Hai là, Thực hiện tốt cải cách thủ tục hành chính, công khai minh bạch các thủ tục và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, đảm bảo giải quyết thủ tục hành chính nhanh chóng, đơn giản tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư. Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức công tâm, trách nhiệm, chuyên nghiệp, có trình độ ngoại ngữ, công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời kỳ mớị Cần thực hiện phân cấp, ủy quyền đầy đủ cho Ban Quản lý các KCN tỉnh để thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với KCN theo Nghị định số 29/2008/NĐ-CP và Nghịđịnh số 164/2013/NĐ-CP về khu công nghiệp.

Ba là, Tăng cường công tác vận động thu hút đầu tư thông qua các chương trình xúc tiến đầu tư trong nước và ngoài nước vào đầu tư tại các KCN tập trung đã được quy hoạch. Chú trọng thu hút các dự án đầu tư có công nghệ tiên tiến, có khả năng đóng góp nhiều cho ngân sách và có khả năng hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất của các doanh nghiệp khác trên địa bàn tỉnh. Tập trung phát triển công nghiệp chế biến

hạn chế hoạt động gia công đơn thuần. Ban hành cơ chế chính sách phát triển các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở khu vực nông thôn gần các KCN tập trung; hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ của địa phương sản xuất hàng công nghiệp phụ trợ để tham gia vào chuỗi giá trị, cung cấp linh kiện, nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất trong các KCN.

Một phần của tài liệu Tác động của phát triển các khu công nghiệp đến nông thôn qua nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh Hưng Yên (Trang 161 - 164)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)