II- Phân theo ngành kinh tế 100,0 100,0 100,0 100,
b) Mục tiêu cụ thể
4.1.3.2. Quan điểm và định hướng phát triển các khu công nghiệp trong thời tới của tỉnh Hưng Yên
thời tới của tỉnh Hưng Yên
Theo Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên (2008), Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên đến năm 2020, định hướng đến năm 2030[7],đã đưa ra quan điểm và định hướng phát triển như sau:
* Về quan điểm:(i) Phát triển các KCN phải tuân thủ quy hoạch được duyệt, đồng thời phải thường xuyên rà soát, điều chỉnh quy hoạch đảm bảo xác định được định hướng ưu tiên phát triển một số ngành, lĩnh vực phù hợp với điều kiện thực tế phát triển của tỉnh từng thời kỳ và xu hướng hội nhập quốc tế. (ii) Phát triển các KCN đảm bảo hình thành ngành công nghiệp mũi nhọn, nòng cốt có vai trò dẫn dắt
các KCN cân bằng trên các địa phương của tỉnh, tránh quá tập trung vào một số huyện, tạo ra sự chênh lệch quá lớn về phát triển, thông qua tác động của chính sách và hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng. Xây dựng cơ chế, chính sách định hướng thu hút các dự án đầu tư có tính tới yếu tố liên kết ngành trong phát triển các KCN. (iv)
Thúc đẩy các KCN hiện có phát triển theo chiều sâu và nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động, chuyển dịch cơ cấu bên trong thông qua đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển các ngành công nghệ cao như thông tin, cơđiện tử, công nghệ sinh học. (v) Phát triển KCN đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế hài hòa với các yếu tố xã hội, môi trường hướng tới phát triển bền vững. Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng KCN và vận hành KCN gắn chặt với việc bảo vệ môi trường trong và ngoài KCN; chăm lo điều kiện làm việc, đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động; giám sát chặt chẽ việc thi hành pháp luật về lao động trong các doanh nghiệp KCN.
* Vềđịnh hướng: (i) Nâng cao chất lượng quy hoạch KCN. Xây dựng, triển khai quy hoạch KCN gắn với thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp, quy hoạch đô thị, quy hoạch khu dân cư, quy hoạch nhà ở và các quy hoạch ngành. Quy hoạch các KCN cần tính toán tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, từng ngành để tạo ra một sự liên kết chặt chẽ đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững. Phát triển về số lượng và quy mô KCN cần phù hợp và hài hoà với điều kiện phát triển thực tế của địa phương, đảm bảo hiệu quả sử dụng đất KCN, kiên quyết không phát triển KCN trên đất nông nghiệp sản xuất có giá trị kinh tế caọ (ii) Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng KCN. Nâng cao chất lượng xây dựng kết cấu hạ tầng KCN theo hướng xây dựng một cách đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật với hệ thống tiện nghi, tiện ích công cộng phục vụ cho KCN; gắn kết cấu hạ tầng trong hàng rào vào ngoài hàng rào KCN, hướng tới hình thành nhiều KCN có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, nâng cao khả năng cạnh tranh với các địa phương khác trong khu vực. Huy động các nguồn vốn đểđầu tư xây dựng nhà ở cho người lao động và các công trình tiện nghi, tiện ích cho KCN; điều chỉnh, bổ sung
huy động vốn đầu tư toàn xã hội phục vụ cho phát triển kết cấu hạ tầng KCN. (iii) Cải thiện chất lượng thu hút đầu tư vào KCN. Tập trung ưu tiên thu hút các ngành nghề, lĩnh vực có hàm lượng công nghệ tiên tiến, thâm dụng vốn, thân thiện với môi trường, các ngành nghề xác định là mũi nhọn phát triển và có lợi thế của Việt Nam và của tỉnh. Tăng cường tính liên kết ngành trong phát triển KCN để hình thành các KCN liên kết ngành (clusters) nhằm tăng lợi thế cạnh tranh của KCN và nâng cao hiệu quả hoạt động của các KCN, dần hình thành các ngành công nghiệp phụ trợ, đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tếđịa phương theo hướng nâng cao tỷ trọng giá trị gia tăng ngành công nghiệp trong tổng giá trị gia tăng của địa phương. Xây dựng kế hoạch, chương trình xúc tiến đầu tư, thực hiện xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung ưu tiên một số đối tác lớn, quan trọng và những ngành nghề, lĩnh vực lợi thế của Việt Nam và của tỉnh. (iv) Kiểm soát chặt chẽ vấn đề môi trường. Tăng cường giám sát, thanh, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về môi trường trong các KCN gắn với việc xử lý vi phạm một cách kiên quyết, dứt điểm; đồng thời xem xét điều chỉnh các chế tài để đảm bảo tính răn đe đối với hành vi vi phạm pháp luật về môi trường. Nâng cao năng lực quản lý và kỹ thuật về môi trường cho các cơ quan liên quan đến KCN (Ban Quản lý các KCN, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cảnh sát môi trường) để tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý có đầy đủ nguồn lực thực hiện nhiệm vụ về bảo vệ môi trường KCN. (v) Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật nhằm cải thiện điều kiện lao động, hỗ trợđời sống vật chất, tinh thần của người lao động trong KCN phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước và của tỉnh. Chú trọng, đào tạo nghề cho thanh niên khu vực nông thôn, nhất là các vùng nông thôn bị thu hồi đất làm KCN; xây dựng chiến lược tổng thế quốc gia về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa; xây dựng đội ngũ lao động có tác phong công nghiệp, có trình độ, kỹ năng, kỷ luật lao động ngày càng được nâng caọ (vi) Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển KCN.Điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách hiện hành về KCN theo hướng tăng cường phân cấp, ủy quyền từ Ủy ban nhân dân các cấp, các sở ngành của tỉnh cho Ban Quản lý các KCN, gắn chặt
và địa phương; có cơ chế giám sát, thanh tra, kiểm tra thường xuyên với các chế tài xử phạt thích đáng đối với các trường hợp vi phạm.