Các yếu tố ảnh hưởng đến tác động của khu công nghiệp

Một phần của tài liệu Tác động của phát triển các khu công nghiệp đến nông thôn qua nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh Hưng Yên (Trang 42 - 43)

c) Tác động do chất thải rắn tại các KCN

1.4.4.Các yếu tố ảnh hưởng đến tác động của khu công nghiệp

Sự hình thành và phát triển các KCN ở nông thôn đã và đang có những tác động (cả tích cực và tiêu cực) đến nông thôn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, chiều hướng tác động và mức độ tác động của KCN đến các khía cạnh khác nhau của nông thôn ở các vùng khác nhau là khác nhaụ Điều này là do các yếu tố sau:

Thứ nhất, chính sách phát triển các KCN: Mỗi địa phương khác nhau có những chính sách phát triển KCN khác nhaụ Điều này tạo ra những tác động khác nhau đối với nông thôn. Những địa phương có chính sách xây dựng và phát triển các khu công nghệ cao sẽ đòi hỏi người lao động có tay nghề caọ Điều này có tác động tiêu cực đến vấn đề lao động, việc làm của người dân nông thôn, từ đó ảnh hưởng đến thu nhập của họ trong tương lai bởi người dân bị thu hồi đất, bị mất việc làm nhưng lại không có cơ hội được vào làm việc trong KCN (vì khó đáp ứng được trình độ tay nghề). Ngược lại, những địa phương có chính sách phát triển các ngành nghề như dệt may, da giầy là những ngành nghề cần nhiều lao động sẽ có tác động tích cực đến vấn đề lao động, việc làm của nông thôn.

Thứ hai, vấn đề quy hoạch KCN: việc quy hoạch phát triển KCN không chỉ có tác động đến sự phát triển bền vững của KCN mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển nông thôn. Một địa phương xây dựng được một quy hoạch phát triển KCN mang tính định hướng trên cơ sở phát triển các ngành, lĩnh vực của địa phương và trên phạm vi toàn quốc sẽ tạo điều kiện phát huy thế mạnh của địa phương và thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển và ngược lạị

Thứ ba, chính sách đền bù GPMB, giải pháp đối với người dân bị thu hồi đất: đây là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân bị mất đất vùng có KCN. Địa phương nào thực hiện tốt chính sách đền bù GPMB sẽ tạo tinh thần phấn khởi cho người dân; đồng thời, chính quyền có định hướng đào tạo nghề, chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân hoặc có những định hướng phát triển kinh tế giúp người dân bị thu hồi đất chuyển đổi nghề nghiệp, chuyển đổi sang hoạt động sản xuất kinh doanh khác sẽ góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân từ đó thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Ngược lại, những địa phương

không thực hiện tốt chính sách đền bù GPMB cho người dân đã gặp phải những phản ứng từ phía người dân, thậm trí để xảy ra hiện tượng khiếu kiện gây phức tạp tình hình an ninh, chính trị tại địa phương. Mặt khác, nếu địa phương và phía doanh nghiệp không có những chính sách nhằm thu hút lao động tại chỗ, đào tạo nghề cho người dân bị mất đất sẽ khiến cho một bộ phận lớn lao động bị thất nghiệp.

Ngoài ra, các yếu tố như năng lực thực thi của địa phương, chính sách thu hút doanh nghiệp ở KCN, vai trò của địa phương trong phát triển KCN cũng có thểđem đến những tác động trái chiều hoặc mức độ tác động khác nhau ở những địa phương khác nhaụ Như vậy có thể thấy rằng, sự phát triển của KCN có tác động đến các địa phương là khác nhau (cả về chiều hướng và mức độ). Điều đó có nghĩa là với cùng một yếu tố chịu tác động, ởđịa phương này có thể tích cực nhưng ởđịa phương khác lại là tiêu cực. Điều đó chủ yếu phụ thuộc vào năng lực thực thi các chính sách phát triển KCN, chính sách phát triển nông thôn của chính quyền từng địa phương.

Một phần của tài liệu Tác động của phát triển các khu công nghiệp đến nông thôn qua nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh Hưng Yên (Trang 42 - 43)