Tác động đến thu nhập và mức sống của người dân nông thôn

Một phần của tài liệu Tác động của phát triển các khu công nghiệp đến nông thôn qua nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh Hưng Yên (Trang 34 - 35)

* Tác động tích cực. Sự phát triển của các KCN ở nông thôn có thể góp phần làm tăng thu nhập và mức sống của người dân nông thôn. Sự gia tăng thu nhập của người dân nông thôn khi có KCN là do các nguyên nhân sau:

Thứ nhất, do nhận được tiền đền bù từ việc thu hồi đất để xây dựng các KCN. Thực tế cho thấy, người dân có một số cách sử dụng khoản tiền đền bù có hiệu quả như sau: (i) Dùng tiền đền bù để mua lại đất nông nghiệp hoặc đất ở nhằm ổn định cuộc sống. (ii) Sử dụng tiền đền bù để mua sắm máy móc, công cụ phục vụ sản xuất, nhờ đó đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn. Mặt khác, các hộ nông dân có thể sử dụng tiền đền bù để phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng và hiệu quả hơn phục vụ cho hoạt động của KCN và công nhân làm việc tại KCN. Điều này, giúp cho họ có được thu nhập cao hơn, mức sống của người dân được tăng lên. (iii) Sử dụng tiền đền bù để gửi ngân hàng hoặc cho vay để nhận được khoản tiền lãi hàng tháng phục vụ sinh hoạt của gia đình. (iv) Sử dụng tiền đền bù để xây dựng nhà cho công nhân của KCN thuê trọ. Thực tế cho thấy, với những hộ gia đình có nhà trọ cho thuê thì khoản tiền cho thuê nhà được coi là một trong những nguồn thu nhập quan trọng và ổn định nhất của nhiều hộ gia đình không còn đất nông nghiệp để sản xuất.

Thứ hai, thu nhập từ lao động trực tiếp tại các doanh nghiệp KCN hoặc làm dịch vụ. Các KCN thu hút một lực lượng lao động lớn và các doanh nghiệp ưu tiên sử dụng lao động địa phương. Vì vậy, một bộ phận người còn trong độ tuổi lao động có thể vào làm việc tại các doanh nghiệp KCN với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động quy định tại Nghị định 103/2014/NĐ-CP của Chính phủ thì lao động ở vùng nông thôn (vùng II và vùng III) giao động từ 2.400.000 đồng/tháng

đến 2.750.000 đồng/tháng[19]. Khoản thu nhập này cao hơn nhiều so với thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Đối với những người không đủ điều kiện vào làm việc tại KCN có thể chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi từ trồng lúa sang trồng rau quả hoặc các vật nuôi có giá trị kinh tế cao hơn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của công nhân KCN. Bên cạnh đó, người dân cùng ven KCN có thể chuyển đổi sinh kế sang làm dịch vụ hoặc buôn bán nhỏ phục vụ cho nhu cầu của công nhân KCN. Những hoạt động này thường đem lại thu nhập cao hơn và ổn định hơn so với sản xuất nông nghiệp. Thu nhập tăng lên làm cho mức sống của người dân nông thôn được nâng caọ

* Tác động tiêu cực. Phát triển KCN có thể có những tác động tiêu cực tới thu nhập và mức sống của cộng đồng dân cư nông thôn, như: (i) Thu nhập của một số hộ giảm do bị mất đất sản xuất nên mất thu nhập từ sản xuất nông nghiệp trong khi họ không có khả năng chuyển đổi sang một sinh kế khác đem lại thu nhập cao hơn. (ii) Không có việc làm do KCN không được xây dựng, xây dựng chậm sau khi đã thu hồi đất hoặc sau khi xây dựng xong không thu hút được nhà đầu tư nào đến xây dựng nhà máy, xí nghiệp nên không tạo ra việc làm cho người dân bị mất đất.

(iii) Một bộ phận lao động nông thôn không thể vào làm việc tại các nhà máy trong KCN do không có tay nghề phù hợp hoặc đã quá tuổi tuyển dụng. (iv) KCN được xây dựng có thể dẫn đến tình trạng thủy lợi bị chia cắt, nguồn nước sản xuất bị ô nhiễm... làm giảm năng suất cây trồng, vật nuôị Từđó giảm thu nhập của hộ nông dân ở vùng xung quanh KCN.

1.4.3.2. Tác động đến xã hi nông thôn

Một phần của tài liệu Tác động của phát triển các khu công nghiệp đến nông thôn qua nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh Hưng Yên (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)