Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Na

Một phần của tài liệu Tác động của phát triển các khu công nghiệp đến nông thôn qua nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh Hưng Yên (Trang 50 - 51)

c) Tác động do chất thải rắn tại các KCN

1.5.2.1.Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Na

Đồng Nai là tỉnh nằm sát cạnh Thành phố Hồ Chí Minh và có KCN được thành lập thứ 2 ở nước ta; là một trong những tỉnh, thành phố rất thành công trong xây dựng và phát triển KCN. Hơn 20 năm xây dựng và phát triển KCN, Đồng Nai có một số kinh nghiệm sau: Một là, Chính sách thông thoáng, chủ trương nhất quán và nắm bắt thời cơ: Do sớm nhận thức lợi thế so sánh về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội của Đồng Nai so với các địa phương khác nên Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã sớm chọn KCN là trọng điểm xây dựng phát triển kinh tế. Việc thành lập Công ty kinh doanh hạ tầng KCN (Cty Sonadezi) vào năm 1990 và xây dựng KCN Biên

Hòa 2, đã tạo kinh nghiệm và những tiền đề cơ bản để qui hoạch phát triển các KCN khác. Hai là, Chọn đúng vị trí để qui hoạch phát triển KCN: Xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN, thực chất là kinh doanh bất động sản đất đai nên phải tuân theo quy tắc chung đã được thực tế kiểm nghiệm đó là chọn đúng địa điểm, qui hoạch chất lượng, gắn kết và khai thác lợi thế so sánh trong từng khu vực. Ba là, Cơ sở hạ tầng phải đi trước một bước. Không chỉ đầu tư hạ tầng trong KCN mà còn đầu tư phát triển hạ tầng ngoài hàng rào KCN (như đường, điện, nước, bưu điện), khu dân cư và các công trình dịch vụ phục vụ KCN một cách đồng bộ như: xe buýt đưa đón công nhân, nhà trọ công nhân, lập đồn Công an, Hải quan KCN, tổ chức bữa ăn công nghiệp… Đó là các yếu tố quan trọng để vừa tăng sức hấp dẫn KCN, vừa là những giải pháp đảm bảo cho sự phát triển ổn định, bền vững. Mặt khác, việc chọn lựa doanh nghiệp đầu tư hạ tầng có năng lực tài chính và kinh nghiệm tiếp thịđầu tư có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hút đầu tư vào KCN. Bốn là, Bên cạnh sự phát triển KCN theo chiều rộng cần chú trọng phát triển theo chiều sâu để từng bước nâng cao chất lượng, thông qua giải pháp phát triển các KCN chuyên ngành, lựa chọn, thu hút các dự án có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ cơ khí, công nghiệp phụ trợ… Năm là, Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cần đồng bộ các mặt: giáo dục đào tạo, sử dụng và tạo việc làm. Gắn công tác đào tạo với thị trường sức lao động. Tạo mối liên kết giữa nhà nước, trường học và doanh nghiệp trong quá trình đào tạo tuyển dụng.

Một phần của tài liệu Tác động của phát triển các khu công nghiệp đến nông thôn qua nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh Hưng Yên (Trang 50 - 51)