Tác động đến văn hóa nông thôn

Một phần của tài liệu Tác động của phát triển các khu công nghiệp đến nông thôn qua nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh Hưng Yên (Trang 37 - 38)

* Tác động tích cực. Phát triển KCN ở nông thôn đã tác động tích cực đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân nông thôn như: (i) cơ sở hạ tầng thông tin, liên lạc phát triển và do thu nhập tăng giúp người dân có nhiều cơ hội tiếp cận với thông tin một cách dễ dàng và phong phú hơn; (ii) sự nhập cư của một bộ phận người lao động đến làm việc tại các KCN tạo nên nhiều nét văn hóa hơn cho người dân địa phương.

* Tác động tiêu cực. Các KCN cũng có thể gây ra những tác động tiêu cực như: (i) Có thể gây ra những xung đột trong cộng đồng dân cư nông thôn. Các xung đột này xuất phát từ những nguyên nhân sau: (i) Do sự bất đồng về mức tiền đền bù giữa người dân địa phương và chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN. (ii) Do những bất đồng giữa người dân địa phương và công nhân đến từđịa phương khác trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngàỵ (iii) Làm thay đổi tổ chức cộng đồng làng xã ở nông thôn. Nhập cư lao động khiến cho các cộng đồng làng xã ở gần các KCN có một lượng lớn người trẻ tuổi đến thuê nhà trọ. Với một số lượng lớn những người nhập cư từ nơi khác đến đã tác động làm cho các quan hệ làng xóm, dòng tộc vốn đã cố kết ở nông thôn bị ảnh hưởng nhất định. Thay vào đó là các gia đình nhỏ với các mối quan hệ gia đình- công ty- chính quyền. Cuộc sống của cả người nhập cư và người dân địa phương trở nên năng động hơn và thực dụng hơn (Nguyễn Bình Giang, 2012 )[32]. (iv) Một trong những tác động lớn nhất từ việc phát triển KCN đến văn hóa nông thôn đó là vấn đề văn hóa ứng xử. Cũng theo (Nguyễn Bình Giang, 2012)[32] thì “văn hóa ứng xử là vấn đề nổi lên và gây ra nhiều xung đột nhất tại các KCN và khu chế xuất“. Xung đột này xuất phát từ những khác biệt trong tác phong làm việc, lao động của người lao động nông nghiệp mới vào làm việc ở các KCN và yêu cầu của lao động công nghiệp. (v) Tác động đến kiến trúc xây dựng nông thôn: Các KCN phát triển ở vùng nông thôn một mặt đem lại bộ mặt mới cho vùng nông thôn với nhiều ngôi nhà cao tầng và kiến trúc hiện đạị Tuy

nhiên, mặt trái của vấn đề này là việc những ngôi nhà, công trình mới mọc lên với lối kiến trúc hiện đại đã vô tình phá vỡ những kiến trúc cổ của các làng quê Việt. Mặt khác, như đã phân tích ở trên, việc một bộ phận lớn người lao động nhập cư đến địa phương đã làm xuất hiện dịch vụ cho thuê nhà trọ. Nhiều nhà dân đã biến khu vườn xanh tươi trước đây của nhà mình thành những dãy nhà trọđể cho thuê. Điều này góp phần làm tăng thu nhập cho người dân địa phương đồng thời đáp ứng được nhu cầu về nhà ở với mức giá thuê thấp của công nhân. Tuy nhiên, điều này cũng đã làm thay đổi kiến trúc khu vực, thậm chí có nhiều nhà còn xây nhà trái phép, trái với quy định của nhà nước. (vi) Làm nảy sinh các tệ nạn xã hội: Lao động nhập cư tạm trú gây khó khăn trong công tác quản lý nhân khẩu và gây ra những bất ổn về an ninh, chính trị, làm nảy sinh các tệ nạn xã hội như cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp... Trong đó, cờ bạc là tệ nạn phổ biến nhất ở các vùng ven các KCN, nhiều công nhân cờ bạc thâu đêm suốt sáng đã làm ảnh hưởng đến sức khỏe, hiệu quả làm việc. Bên cạnh đó, tệ nạn ma túy ở các vùng ven KCN cũng có chiều hướng gia tăng. Nguyên nhân là do có nhiều người nhập cư từ nơi khác đến nên mang theo tệ nạn ma túỵ Ngoài ra, tệ nạn trộm cắp, cướp giật cũng ngày gia tăng. Nhiều công nhân đi làm về khuya đã bị cướp, trấn lột. Điều này gây tâm lý lo lắng, hoang mang cho cả công nhân và người dân địa phương.

Một phần của tài liệu Tác động của phát triển các khu công nghiệp đến nông thôn qua nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh Hưng Yên (Trang 37 - 38)