Chăm sóc vết mổ

Một phần của tài liệu Điều dưỡng ngoại i bộ y tế (Trang 98 - 99)

III. QUY TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TẠI KHOA NGOẠ

2.10. Chăm sóc vết mổ

Vết mổ không nhiễm trùng: Hiện nay vết mổ nội soi rất nhỏ và nguy cơ nhiễm trùng rất thấp. Thường những vết mổ này ñiều dưỡng không thay băng, nếu phẫu thuật viên may dưới da thì không cần cắt chỉ. Trong những trường hợp mổ hở thì:

Khâu kín da: Vết mổ vô khuẩn thì không thay băng, sau mổ 5–7 ngày cắt chỉ; nhưng nếu người bệnh già hay tình trạng người bệnh suy kiệt nhiều, vết mổ quá dài, vết mổ ở vị trí thiếu máu nuôi thì nên cắt chỉ chậm hơn, khoảng 10 ngày sau mổ.

2.10. Chăm sóc vết mổ

Khâu thưa hay ñể hở da: ñây là trường hợp giải phẫu có nguy cơ nhiễm trùng nên phẫu thuật viên thường ñể hở da giúp thoát dịch, do ñó ñiều dưỡng phải chăm sóc vết mổ mỗi ngày, thấm ướt dịch và báo cáo tình trạng vết thương vào hồ sơ, báo cáo ngay cho bác sĩ khi có các dấu hiệu bất thường.

Vết mổ may bằng chỉ thép: Nên thay băng khi thấm dịch, cắt chỉ sau 14–20 ngày sau mổ, nên thay băng hàng ngày hay khi thấm dịch. Khi thay băng cần nhận ñịnh tình trạng vết mổ, dịch thấm băng. Thường phẫu thuật viên may chỉ thép cho người bệnh vì các lý do: vết mổ nhiễm trùng, bệnh lý nhiễm trùng nặng, suy dinh dưỡng nặng, vết mổ ñã mổ nhiều lần cần có thời gian lành vết thương.

Vết mổ chảy máu: Nếu ít thì băng ép vết mổ, nếu chảy máu nhiều nên băng ép tạm thời, theo dõi dấu chứng sinh tồn, ñồng thời báo bác sĩ khâu lại vết mổ.

Vết mổ nhiễm trùng: nếu người bệnh có dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ thì ñiều dưỡng nên mở băng quan sát, báo bác sĩ cắt chỉ và nặn mủ vết mổ, rửa sạch và băng lại, ghi hồ sơ và báo bác sĩ, thực hiện y lệnh kháng sinh ñồ.

Một phần của tài liệu Điều dưỡng ngoại i bộ y tế (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)