QUY TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SAU MỔ THỦNG DẠ DÀY

Một phần của tài liệu Điều dưỡng ngoại i bộ y tế (Trang 145 - 146)

1. NHẬN ðỊNH TÌNH TRẠNG NGƯỜI BỆNH SAU MỔ

Theo dõi dấu chứng sinh tồn mỗi 4 giờ hay thường hơn tuỳ tình trạng người bệnh. Thẩm ñịnh lại tình trạng ñau bụng, ñau vết mổ. Quan trọng nhất là tình trạng hô hấp của người bệnh. Do ñau, do chướng bụng, do ống Levine nên người bệnh hạn chế thở, có nguy cơ thiếu oxy sau mổ. ðiều dưỡng cần nhận ñịnh tình trạng hô hấp và dấu hiệu thiếu oxy. Kiểm tra băng vết mổ có thấm máu, màu sắc và số lượng dịch dẫn lưu, dấu hiệu chảy máu sau mổ qua dẫn lưu. Tổng trạng người bệnh rất quan trọng vì thường người bệnh suy kiệt nhiều sau mổ. Theo dõi tri giác thường xuyên vì do tình trạng choáng cũng có nguy cơ xảy ra nên ñây là dấu hiệu giúp ñiều dưỡng phát hiện sớm tình trạng trở nặng của người bệnh. Hoạt ñộng ống Levine; màu sắc, tính chất, số lượng. Tình trạng bụng: ñau bụng, chướng, dấu hiệu bụng ngoại khoa (bụng gồng cứng). Nghe nhu ñộng ruột, hỏi người bệnh trung tiện ñược chưa. Theo dõi người bệnh có nôn ói, tiêu chảy, tình trạng suy dinh dưỡng, tình trạng mất nước, rối loạn ñiện giải.

2. CHẨN ðOÁN VÀ CAN THIỆP ðIỀU DƯỠNG

2.1. Người bệnh có nguy cơ chảy máu sau mổ khâu lỗ thủng dạ dày

Theo dõi sát dấu chứng sinh tồn. Phát hiện sớm dấu hiệu chảy máu sau mổ qua ống thông dạ dày, dấu chứng sinh tồn, tình trạng bụng, dẫn lưu, huyết áp giảm, Hct giảm. Thực hiện các y lệnh truyền máu, truyền dịch, hồi sức người bệnh. Công tác tư tưởng cho người bệnh. Thực hiện chuẩn bị người bệnh mổ cấp cứu lại nếu phát hiện tình trạng chảy máu lại.

2.2. Người bệnh ñau sau mổ, khó thở do ñau

Thực hiện thuốc giảm ñau theo y lệnh. Nâng cao thành giường, hướng dẫn người bệnh hít thở sâu, ho, xoay trở nhẹ nhàng. Nếu không choáng nên cho người bệnh ngồi dậy hay nằm tư thế Fowler, chân co nhẹ nhàng lên bụng. Theo dõi tránh bàng quang căng chướng, khuyến khích người bệnh thư giãn, không gồng cứng bụng. Theo dõi dấu hiệu khó thở, theo dõi dấu hiệu thiếu oxy. Cung cấp ñầy ñủ oxy cho người bệnh.

2.3. Người bệnh chướng bụng do liệt ruột sau mổ

Ống hút dạ dày cần hút ngắt quãng tránh tắc nghẽn, theo dõi sát tính chất, số lượng, màu sắc dịch dạ dày, rút khi có y lệnh. Nằm tư thế Fowler, xoay trở, vận ñộng sớm, tập thở. Theo dõi tình trạng bụng chướng, ñau, nghe nhu ñộng ruột, thường xuyên ño vòng bụng ñể ñánh giá tình trạng căng chướng bụng. Chăm sóc vệ sinh răng miệng.

2.4. Nguy cơ người bệnh nhiễm trùng qua ống dẫn lưu, vết mổ

Thường phẫu thuật viên sẽ ñặt dẫn lưu dưới gan, dẫn lưu túi cùng Douglas vì thế ñiều dưỡng cần hướng dẫn người bệnh thường xuyên nằm nghiêng về phía dẫn lưu. Theo dõi màu sắc, số lượng, tính chất của dịch, câu nối xuống thấp, nếu thấy có máu tươi chảy ra nên lấy lại dấu chứng sinh tồn và báo bác sĩ ngay. Rút dẫn lưu tuỳ theo mục ñích ñiều trị.

Ống thông tiểu cần rút sớm khi không còn dấu hiệu choáng ñể ngừa nhiễm trùng tiểu. Vết mổ thường không thay băng nếu vết mổ vô trùng, cắt chỉ sau

6–7 ngày. Nếu người già, suy dinh dưỡng, thành bụng yếu thì cắt chỉ muộn hơn.

2.5. Người bệnh lo lắng về dinh dưỡng sau mổ

Trong những ngày ñầu khi chưa có nhu ñộng ruột người bệnh ñược nuôi dưỡng bằng dịch truyền. Tuỳ bệnh lý và phương thức phẫu thuật mà thực hiện việc cho ăn qua ñường nào, và khi nào thì ñược ăn. Trong những ngày ñầu ñược ăn người bệnh ăn thức ăn mềm, loãng, dễ tiêu, từ lỏng ñến ñặc dần, nhai kỹ, chia 6 lần

Fowler, chỉ nằm sau ăn 30 phút. Tránh thức ăn có nhiều chất xơ, tránh uống nước trong bữa ăn. Với người bệnh cắt toàn bộ dạ dày ñiều dưỡng cần chú ý chế ñộ ăn phù hợp theo ñường cho ăn.

2.6. Người bệnh lo lắng về bệnh sau mổ

ðiều trị thủng dạ dày chủ yếu là khâu lỗ thủng. ðây là phương pháp ñơn giản, nhẹ nhàng nhưng không triệt ñể (còn ñể lại ổ loét), do ñó sau mổ cần kết hợp với ñiều trị nội khoa (thuốc băng niêm mạc, kháng tiết…)

Cách sinh hoạt: nghỉ ngơi hợp lý, tránh lo âu.

Thuốc ñiều trị: uống thuốc ñúng thời gian, ñúng giờ, ñúng thuốc, ñúng liều.

Tránh dùng các thuốc gây tổn thương niêm mạc dạ dày như: Aspirin, corticoid… Dùng thuốc che chở niêm mạc dạ dày. Nên tái khám ñúng hẹn hay khi có triệu chứng bất thường như ñau bụng, nôn ra máu. Khuyên người bệnh tránh thức ăn quá chua, quá cay, nhai kỹ khi ăn. Tránh dùng rượu, trà, cà phê, thuốc lá.

2.7. Người bệnh có nguy cơ chảy máu, bục xì vết khâu sau mổ cắt ñoạn dạ dày

Người bệnh mổ cấp cứu với phẫu thuật lớn mà thời gian chuẩn bị ngắn nên ñiều dưỡng theo dõi sát dấu chứng sinh tồn, phòng chống choáng cho người bệnh. Ống dẫn lưu dưới gan ñược rút bỏ theo y lệnh (thường rút 2–3 ngày sau mổ, nếu người bệnh có ổ loét xơ chai, ñóng mỏm tá tràng khó… thời gian rút thường là 5– 6 ngày sau mổ). Trong thời gian này ñiều dưỡng chú ý màu sắc dịch chảy ra. Ống hút dạ dày hút, theo dõi sát và phát hiện sớm dấu hiệu chảy máu. Lượng giá dấu hiệu choáng do giảm thể tích, ñiều dưỡng thực hiện theo dõi dấu chứng sinh tồn, dẫn lưu, chảy máu vết mổ, lượng nước xuất nhập, ống Levine.

2.8. Người bệnh liệt ruột do cắt dây thần kinh X và nối vị tràng hoặc mở rộng môn vị

ðiều dưỡng theo dõi ống hút dạ dày kỹ hơn, nếu thấy máu tươi nên theo dõi dấu chứng sinh tồn và báo bác sĩ. Theo dõi chướng bụng, nghe và ñánh giá tình trạng nhu ñộng ruột do người bệnh sẽ chậm có nhu ñộng ruột. Cho người bệnh vận ñộng sớm, tập thở bụng, thực hiện thuốc tăng nhu ñộng ruột.

2.9. Biến chứng do nằm lâu trên người bệnh cắt dạ dày

Lượng giá các biến chứng phổi: nghe phổi, thở oxy, theo dõi nồng ñộ oxy qua oxymeter, hút ñàm nhớt, tần số, kiểu thở. Khuyến khích người bệnh xoay trở, hít thở sâu. Thăm khám ngăn ngừa nghẽn mạch và tắc mạch, vận ñộng sớm, dùng tất chun, kiểm tra nơi bó cột tay chân gây cản trở tuần hoàn. Giảm ñau vết mổ như biết cách dùng tay giữ vết mổ khi ho, nôn ói.

LƯỢNG GIÁ

Người bệnh ổn ñịnh, không có dấu hiệu nhiễm trùng. Người bệnh trở về với gia ñình an toàn.

Người bệnh hiểu ñược việc thực hiện thuốc ñiều trị khi xuất viện. Người bệnh phòng ngừa ñược loét tái phát và ñiều trị sớm.

Một phần của tài liệu Điều dưỡng ngoại i bộ y tế (Trang 145 - 146)