QUY TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH BỎNG

Một phần của tài liệu Điều dưỡng ngoại i bộ y tế (Trang 40 - 42)

1. NHẬN ðỊNH TÌNH TRẠNG NGƯỜI BỆNH

Vết thương: mức ñộ và nguyên nhân bỏng (nhiệt, hoá chất, ñiện...)

Sự thay ñổi dịch và choáng: mạch tăng, huyết áp giảm, tiểu ít, theo dõi áp lực tĩnh mạch trung tâm, potassium tăng.

ðường thở: phù nề ñường thở, cháy xém lông mũi, miệng hay mũi ñầy bụi khói, ñàm sẫm màu, ho, tím tái, khó thở.

Ngộñộc CO: nôn ói, ñau ngực, thở nhanh, bối rối, kích ñộng, phản xạ?

Thần kinh: thay ñổi tri giác, chấn thương sọ não, cột sống cổ.

Tim mạch: rối loạn nhịp, thay ñổi thể tích dịch, tưới máu mô kém.

Hô hấp: thở nhanh, nông, thiếu oxy.

Tăng chuyển hoá và mất nhiệt: cơ thể người bệnh dễ bị lạnh, giảm cân.

Máu: Hct giảm, tiểu hemoglobine.

Tiêu hoá: tổn thương miệng, nôn ói, chảy máu dạ dày, loét dạ dày, liệt ruột.

Thận: choáng, thiểu niệu, tiểu huyết sắt tố, tiểu myoglobin.

ðau: ñánh giá mức ñộ ñau.

Tâm lý: mức ñộ lo lắng về hình dạng cơ thể.

Nhiễm trùng: vết bỏng tiết dịch, mùi, sốt.

2. CHẨN ðOÁN VÀ CAN THIỆP ðIỀU DƯỠNG

2.1. Tổn thương da do vết bỏng

Lượng giá mức ñộ và ñộ sâu vết thương giúp ñiều dưỡng chuẩn bị dụng cụ và chọn dung dịch thích hợp cho từng loại vết thương. Khi tháo băng cần nhẹ nhàng, tránh tạo vết thương mới, tránh ñau cho người bệnh. ðối với người bệnh có vết bỏng quá rộng tốt nhất phải làm ẩm băng trước khi tháo băng cho người bệnh. Khi tiến hành rửa vết thương cần hết sức nhẹ nhàng, sử dụng dung dịch thích hợp hay theo y lệnh của bác sĩ. Thực hiện cách ly vết thương tránh nhiễm trùng, lây chéo giữa các vết thương. Áp dụng kỹ thuật vô trùng khi chăm sóc vết thương. Tuỳ vào tình trạng vết thương, ñiều dưỡng quyết ñịnh băng hở hay băng kín.

2.2. Mất nước và ñiện giải do thoát dịch qua vết thương

Người bệnh bỏng thường bị mất nước qua vết bỏng, xuất tiết dịch qua vết thương, ăn uống kém, rối loạn ñiện giải. ðiều dưỡng theo dõi nước xuất nhập, dấu mất nước và ñiện giải trên lâm sàng, qua xét nghiệm Ion ñồ… Theo dõi dấu chứng sinh tồn, chỉ số CVP, tổng nước tiểu thường xuyên trong ngày. Duy trì dịch truyền theo y lệnh. Thực hiện bù ñủ dịch và ñiện giải căn cứ vào lượng nước tiểu (bình thường 50ml/giờ).

2.3. Suy giảm khả năng vận ñộng

Do ñau vì vết bỏng, do sẹo co rút nên người bệnh rất sợ cử ñộng. Người bệnh không cử ñộng sẽ dẫn ñến nguy cơ teo cơ – cứng khớp. Tập vận ñộng chủ ñộng và thụ ñộng ngăn ngừa co rút cơ và teo cơ. Khuyến khích người bệnh tập vật lý trị liệu và người bệnh tập là chính. ðiều dưỡng cũng cần cố ñịnh chi ñúng tư thế khi băng vết thương, hướng dẫn người bệnh tự xoay trở, vận ñộng.

2.4. Người bệnh kém dinh dưỡng

Bỏng làm người bệnh mất nhiều năng lượng. ðiều dưỡng theo dõi và nghe nhu ñộng ruột, tình trạng bụng của người bệnh giúp ñánh giá tình trạng tiêu hoá và cho người bệnh ăn sớm nhất. Lượng giá cân nặng và tình trạng dinh dưỡng người bệnh. Chọn phương pháp cung cấp thức ăn cho người bệnh như qua ñường miệng, ống thông dạ dày, lỗ mở dạ dày. Cung cấp protein 2–4g/kg/ngày, vitamin C, A, D,... Năng lượng: 3.500–5.000 kcal/ngày.

2.5. Táo bón

Người bệnh không ăn cho ñến khi có nhu ñộng ruột lại, tình trạng nằm lâu trên giường cũng ñưa người bệnh ñến tình trạng táo bón. ðiều dưỡng cần cung cấp thức ăn nhiều xơ, nước trái cây, ñủ nước giúp người bệnh ñi cầu dễ dàng. Cho người bệnh vận ñộng, tập bụng. Thực hiện thuốc nhuận tràng nếu người bệnh ñi cầu phân quá cứng. Vấn ñề táo bón có thể là nguyên nhân làm cho người bệnh lo lắng. ðiều dưỡng cần giải thích và hướng dẫn người bệnh cụ thể, giúp người bệnh an tâm.

2.6. Mất nhiệt

người bệnh là nhiệm vụ của ñiều dưỡng. Ngoài ra, cần duy trì ñủ calorie trong ngày cũng giúp người bệnh có năng lượng giữ ấm cơ thể. Lưu ý, khi thay băng tránh phơi bày cơ thể quá lâu. Tắm bỏng ở nhiệt ñộ 370C, không tắm quá lâu.

2.7. ðau

Lượng giá cơn ñau của người bệnh. Thực hiện thuốc giảm ñau theo y lệnh khi thay băng, khi tập vận ñộng. Tư thế thoải mái, tắm bệnh, kỹ thuật thư giãn.

2.8. Tâm lý thất vọng, mặc cảm do biến dạng cơ thể (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khuyến khích người bệnh nói lên cảm giác của mình về hình dáng hiện tại của họ. Theo dõi dấu hiệu chán nản và lãnh ñạm. Giúp người bệnh lấy lại niềm tin và phục hồi lại vận ñộng.

3. GIÁO DỤC NGƯỜI BỆNH

Giáo dục người bệnh trong chăm sóc vết thương, nhận biết dấu hiệu nhiễm trùng. Hướng dẫn người bệnh về dinh dưỡng. Vật lý trị liệu tích cực giúp phục hồi teo cơ, cứng khớp. Cho người bệnh thông tin về phẫu thuật tái tạo chỉnh hình, giúp người bệnh tham gia vào cộng ñồng.

LƯỢNG GIÁ

– Vết bỏng lành, dinh dưỡng ñầy ñủ. – Người bệnh vận ñộng trở lại.

– Người bệnh không biến chứng nhiễm trùng, mất cân, co rút, sẹo xấu.

Một phần của tài liệu Điều dưỡng ngoại i bộ y tế (Trang 40 - 42)