QUY TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TRƯỚC MỔ 1 NHẬN ðỊNH TÌNH TRẠNG NGƯỜI BỆNH

Một phần của tài liệu Điều dưỡng ngoại i bộ y tế (Trang 117 - 118)

Hỏi: tư thế thường bị thoát vị, cách xử trí, thời gian xuất hiện, thường khối thoát vị sẽ xuất hiện nặng hơn và thường xuyên ở những người bệnh có bệnh lý mạn tính về hô hấp, người bệnh táo bón thường xuyên, nghề nghiệp khuân vác nặng, có gắng sức, có bệnh lý kèm theo như u xơ tiền liệt tuyến…

Khám: tư thế người bệnh nằm ngửa hay ngồi, tư thế nào khối thoát vị nhô ra.

Khi thăm khám có thể thấy khối mềm vùng bẹn khi người bệnh thay ñổi tư thế, khi ho, khi cười hay khóc (ở trẻ em) và biến mất khi nằm xuống hay khi dùng tay ñẩy nhẹ vào. Sờ ñể ñánh giá mật ñộ, kích thước, tìm ñiểm ñau, tình trạng ñau khi khối thoát vị nhô ra. Hỏi người bệnh cách xử trí khi có khối thoát vị, tư thế nào thường bị nhất.

Luôn luôn nhận ñịnh tình trạng người bệnh trước khi mổ. Nhận ñịnh cẩn thận tình trạng viêm phổi, ho mạn tính, dị ứng. Bởi vì sau mổ, khi ho, nhảy mũi có thể làm gián ñoạn chỗ sửa chữa. Thường có thể trì hoãn cuộc mổ ñể ñiều trị trước mổ. Nôn ói, căng chướng, ñau là dấu hiệu sớm của tắc ruột. ðiều dưỡng nhận ñịnh mức ñộ lo lắng.

2. CHẨN ðOÁN VÀ CAN THIỆP ðIỀU DƯỠNG

2.1. Người bệnh lo lắng trước mổ thoát vị

Cung cấp thông tin về phương pháp mổ, hiện nay có thể mổ theo phương pháp nội soi. Giải thích cho người bệnh về phương pháp phẫu thuật và những chăm sóc sau mổ, tránh biến chứng thoát vị lại sau mổ. Nếu là nam, do không hiểu biết về bệnh rõ ràng người bệnh sẽ lo lắng ảnh hưởng của phẫu thuật với vấn ñề tình dục. Người bệnh có thể ñược gây tê tuỷ sống hay gây mê. Sau mổ việc vận ñộng, ñi lại hạn chế trong những ngày ñầu và ñôi khi do ñau nên người bệnh khó tiểu 24–48 giờ sau mổ. Thụt tháo hay có thể dùng thuốc bơm hậu môn ñêm trước mổ hoặc uống Fortrans ngày trước mổ. Cho thức ăn nhẹ ngày trước mổ, sáng nhịn ăn hoàn toàn. Vệ sinh vùng bộ phận sinh dục.

2.2. Người bệnh mổ cấp cứu do thoát vị bẹn nghẹt

Can thiệp ñiều dưỡng: người bệnh sẽ ñược mổ cấp cứu thoát vị bẹn nghẹt như một người bệnh tắc ruột. Thực hiện truyền dịch, vệ sinh bộ phận sinh dục, thực hiện kháng sinh dự phòng, chuẩn bị các xét nghiệm trước mổ, công tác tư tưởng cho người bệnh vì lúc này người bệnh phải phẫu thuật nặng hơn và có nguy cơ có hậu môn nhân tạo hay dẫn lưu sau mổ.

Khác với phương thức phẫu thuật mổ thoát vị bẹn ñơn thuần. Với người bệnh thoát vị bẹn nghẹt cần cho người bệnh thông tin về cuộc phẫu thuật sắp tới như có dẫn lưu, hậu môn nhân tạo, vết mổ dài...

Một phần của tài liệu Điều dưỡng ngoại i bộ y tế (Trang 117 - 118)