QUY TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH THỦNG DẠ DÀY

Một phần của tài liệu Điều dưỡng ngoại i bộ y tế (Trang 143 - 145)

1. NHẬN ðỊNH TÌNH TRẠNG NGƯỜI BỆNH

Khai thác bệnh sử: thường cĩ tiền sử loét dạ dày.

Triệu chứng đau bụng xảy ra đột ngột, đau bụng trên rốn dữ dội, liên tục và tăng dần. Người bệnh nơn khan, sau nơn vẫn khơng giảm đau, bí trung, đại tiện.

Thăm khám:

Nhìn: bụng ít tham gia cùng nhịp thở, khơng di động, cơ bụng nổi rõ, cĩ dấu hiệu nhiễm trùng. Sờ: bụng cứng như gỗ, co cứng, người bệnh đến trễ sẽ thấy bụng chướng.

Gõ: mất vùng đục trước gan, gõ thấy đục vùng thấp. Nghe: nhu động ruột mất hay giảm.

Tồn thân: người bệnh rơi vào cơn chống, nhiệt độ cao thường sau thủng 18 – 24 giờ do nhiễm trùng, dấu mất nước và rối loạn điện giải.

2. CHẨN ðỐN VÀ CAN THIỆP ðIỀU DƯỠNG

2.1. ðau bụng gia tăng khi người bệnh cửđộng hay khi thở

Giải thích cho người bệnh hiểu nguyên nhân đau bụng giúp người bệnh an tâm. Di chuyển, xoay trở người bệnh nhẹ nhàng, tránh thăm khám thường xuyên, khơng nên xoay trở người bệnh đột ngột. Cho người bệnh nằm tư thế semi Fowler giúp người bệnh thở dễ dàng. Hướng dẫn thở vào sâu nhẹ nhàng và thở ra chậm từ từ. Theo dõi sát hơ hấp vì do đau người bệnh khơng dám thở nên dễ dàng thiếu oxy, rơi vào suy hơ hấp. Nếu cĩ dẫn lưu dạ dày qua mũi nên hút thường xuyên tránh nơn ĩi tràn vào khí quản. Thực hiện thuốc giảm đau khi cĩ chẩn đốn xác định.

2.2. Mất nước và rối loạn điện giải do nơn ĩi và do liệt ruột

Theo dõi dấu mất nước như người bệnh khát, dấu véo da đàn hồi chậm trên 2 giây, niêm mạc miệng khơ, áp lực tĩnh mạch trung tâm (CVP) < 8mmH2O, nước xuất nhập, nước tiểu ít. Thực hiện y lệnh bù nước và điện giải. ðặt ống Levine hút giúp người bệnh bớt nơn, đồng thời cũng theo dõi số lượng, tính chất, màu sắc, dịch thốt ra, tình trạng bụng. Theo dõi kết quả xét nghiệm ion đồ, BUN, creatinine, Hct. Nghe tiếng nhu động ruột và tình trạng chướng bụng của người bệnh. Theo dõi các triệu chứng lâm sàng của rối loạn điện giải, nước xuất nhập, thực hiện thuốc giảm nơn.

2.3. Nguy cơ thiếu oxy do người bệnh thở kém vì đau khơng dám thở

Thực hiện cho người bệnh thở oxy. Theo dõi nhịp thở, tần số, tính chất thở thường xuyên. Hướng dẫn cách thở, theo dõi thiếu oxy, nồng độ oxy trong máu. Thực hiện thuốc giảm đau, hạn chế thăm khám, tránh xoay trở đột ngột. Giúp người bệnh tư thế thoải mái, giảm đau.

2.4. Người bệnh cĩ nguy cơ rơi vào cơn chống do đau, sợ, nhiễm trùng

Liệu pháp tâm lý giúp người bệnh an tâm, ủ ấm. Theo dõi cơn đau, thực hiện thuốc giảm đau khi chẩn đốn xác định. Theo dõi dấu chứng sinh tồn phát hiện sớm chống. Thực hiện kháng sinh theo y lệnh. Theo dõi da niêm, kết quả xét nghiệm chức năng thận, nước tiểu/giờ.

Giải thích cho người bệnh lợi ích của việc mổ, đây là trường hợp cấp cứu ngoại khoa vì dịch dạ dày cĩ nguy cơ chảy vào khoang phúc mạc đưa đến viêm phúc mạc và tử vong. Cung cấp cho người bệnh những thơng tin cần thiết về cuộc mổ như khâu lỗ thủng, cắt dạ dày.

3. CHUẨN BỊ TRƯỚC MỔ

Hầu hết người bệnh thủng dạ dày đều được mổ cấp cứu nhưng do đây là bệnh lý cấp cứu ngoại khoa nên thường hồi sức trước khi phẫu thuật.

ðiều dưỡng thực hiện đặt ống hút dạ dày, giúp hạn chế bớt phần nào dịch dạ dày chảy vào khoang phúc mạc, theo dõi xuất huyết dạ dày, giảm chướng bụng, hút dạ dày giảm căng chướng trong mổ và giải áp sau mổ. ðiều dưỡng theo dõi và ghi vào hồ sơ tính chất, màu sắc, số lượng dịch hút ra.

Giải thích cho người bệnh biết việc cần thiết phải mổ, hướng dẫn người bệnh nhịn ăn uống, thực hiện các xét nghiệm khẩn về máu, nước tiểu.

Truyền dịch ở tĩnh mạch lớn và gần tim, phụ giúp bác sĩ đặt áp lực tĩnh mạch trung tâm, tiêm thuốc giảm đau và kháng sinh, dấu chứng sinh tồn trước mổ. Nếu người bệnh lớn tuổi, cĩ bệnh lý tim mạch, bệnh nặng nên đo điện tim.

Vệ sinh vùng mổ, đặt thơng tiểu cho người bệnh, theo dõi sát nước xuất nhập. ðiều dưỡng cần hiểu biết các phương pháp giải phẫu để giải thích cho người bệnh an tâm.

Trong những trường hợp mổ dạ dày chương trình, điều dưỡng cần chú ý nuơi dưỡng người bệnh tốt, cung cấp protein, vitamin C, vitamin K nhằm cải thiện tình trạng hình thành cục máu đơng và giúp vết thương mau lành.

Người bệnh nhịn ăn uống trước mổ 24 giờ. ðặt ống thơngdạ dày đêm trước mổ. Các phương pháp phẫu thuật thể hiện trên hình 20.1.

– Cắt dạ dày:

– Nối dạ dày–tá tràng (gastroduodenostomy) hay Billroth I. – Nối dạ dày–hỗng tràng (gastrojejunostomy) hay Billroth II. – Cắt dây X (vagotomy).

– Mở rộng mơn vị (pyloroplasty).

– Khâu lỗ thủng với điều trị thuốc kháng tiết. – Khâu lỗ thủng với điều trị tiệt trừ H. pylori.

người bệnh và thân nhân cách chăm sĩc sau mổ: ho, hít thở sâu, đi lại sớm.

Một phần của tài liệu Điều dưỡng ngoại i bộ y tế (Trang 143 - 145)