ít ñi. Mặt khác, những tế bào bị huỷ hoại do bỏng sẽ có cơ hội phát tán ra những sản phẩm dị hoá, quá trình này gây tác hại về mặt cơ học hay hoá học ở ống thận.
– Tim mạch: rối loạn nhịp tim, choáng do thiếu dịch, choáng nhiễm trùng do vết thương hoại tử...
– Hô hấp: biến chứng ở phổi và phù nề, tắc ñường hô hấp do bỏng ñường hô hấp trên và do bỏng hít, ngạt, giảm ñau, an thần.
4.3. Chăm sóc vết thương
Chăm sóc vết thương sau khi người bệnh ñã ổn ñịnh. Mục ñích thay băng vết thương là làm sạch, lấy mô hoại tử, giảm số lượng vi trùng hiện diện, tránh tổn thương da thêm, giúp người bệnh thoải mái.
4.3.1. Bỏng nông
Rửa sạch vết thương, băng bằng gạc thấm ướt mỡ. ðiều dưỡng phá vỡ những nốt bỏng vì nơi ñây vi trùng có sẵn ở chân lông, tuyến chất nhờn có nhiều chất dinh dưỡng nhất sẽ thuận lợi phát triển vi trùng. ðắp thuốc mỡ hay băng ẩm có chất kháng khuẩn, băng thêm gạc khô dày giúp hút dịch, băng ép nhẹ. Thay băng vào ngày thứ 5, ñiều dưỡng cần theo dõi vết thương nếu không ñau nhiều, không thấm dịch, không mùi, không sốt thì rửa sạch vết thương rồi băng lại bằng băng ẩm. Thay băng lần 2 vào ngày thứ 10; ñiều dưỡng rửa sạch, băng ẩm, nhưng băng mỏng hơn và tiếp tục theo dõi. Ngày thứ 15 cho người bệnh tắm bỏng, các lớp băng bong ra dễ dàng, vùng bỏng sẽ lên da non ñỏ hồng. Trong giai ñoạn này, ñiều dưỡng cần theo dõi vết thương thường xuyên ñể tránh nguy cơ nhiễm trùng làm cho tình trạng vết thương tiến triển sâu hơn.
4.3.2. Bỏng sâu ñộ 3
Loại này có thể tự lành nhưng thường ñể lại sẹo lớn, do ñó thầy thuốc thường dùng phương pháp mổ hớt dần từng lớp. Thường ñược tiến hành vào ngày thứ 3 sau tai nạn vì lúc này ñộ sâu vết bỏng ñã ổn ñịnh, sự phù nề ñược tái hấp thu một lượng lớn. ðể chuẩn bị trước, mổ ñiều dưỡng rửa sạch vết thương, lấy hết chất mỡ và dịch ứ ñọng, chuẩn bị vùng da thật sạch và băng kín vô trùng. Chăm sóc sau mổ, ñiều dưỡng thay băng vào ngày thứ 5 sau mổ. Theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng, băng bằng thuốc mỡ kháng khuẩn.
4.3.3. Bỏng sâu ñộ 4
Thường thầy thuốc áp dụng mổ hớt dần từng lớp, cắt lọc sâu, ghép da cuống. ðiều dưỡng theo dõi, chăm sóc và ñảm bảo vô trùng tuyệt ñối khi chăm sóc vết thương. Phương pháp tắm bỏng trong giai ñoạn này giúp lấy mô hoại tử, chất tiết, kích thích mô hạt mọc, giúp người bệnh sạch sẽ, giúp người bệnh thoải mái, giảm ñau, nhưng tắm không quá 20 phút vì sẽ làm người bệnh mất dịch và ñiện giải, lạnh, nguy cơ nhiễm trùng. Tiêu chuẩn nước ñể tắm: sạch, nhiệt ñộ 400C.
4.4. Băng vết bỏng
Khi chăm sóc vết bỏng, ñiều dưỡng cần lưu ý rửa tay, mang găng vô khuẩn khi thay băng. Sau khi rửa vết thương, ñiều dưỡng ñắp gạc, băng cho người bệnh. Nhiệt ñộ phòng 29,40C. Có 2 loại băng:
– Băng kín: băng kín vết thương bằng gạc kháng sinh mỡ.
– Băng hở: vết thương ñược phủ bằng mỡ kháng sinh nhưng không băng kín, người bệnh ñược nằm ở vùng vô khuẩn.
4.5. Quản lý thuốc
Tiêm ngừa phong ñòn gánh cho tất cả người bệnh bỏng, thực hiện thuốc giảm ñau bằng ñường tĩnh mạch, thuốc che chở niêm mạc dạ dày, thuốc kháng sinh, bù dịch nước và ñiện giải theo y lệnh.
4.6. Dinh dưỡng
Người bệnh bỏng thường bị mất nhiệt lượng nhiều do bốc hơi qua vết bỏng, nhiễm trùng. Vì thế cần làm giảm quá trình chuyển hoá của người bệnh như giữ nhiệt ñộ và ñộ ẩm cao trong không khí (nhiệt ñộ phòng từ 23 ñến 320C, ñộ ẩm từ 25 ñến 50%), làm giảm ñau ñớn cho người bệnh.
– Người lớn: 25 cal/kg + 40 cal cho mỗi phần trăm diện tích bị bỏng.
giảm hay liệt ruột thì nâng ñỡ thể trạng bằng dịch truyền theo y lệnh. Người bệnh có nhu ñộng ruột có thể cho ăn qua ống Levine, thức ăn loãng nhưng cung cấp nhiều protein, vitamin A, B, C, khoáng chất, sắt, folate. Năng lượng 5.000 kcal/ngày. Nếu người bệnh khá hơn thì có thể cho người bệnh ăn qua ñường miệng bình thường.
4.7. Giai ñoạn cấp tính: là giai ñoạn vết thương ổn ñịnh.
4.7.1. Thay ñổi chức năng sinh lý: biến dạng cơ thể, ñau, vết thương hoại tử, ghép da và tái tạo chỉnh hình.
Biểu hiện lâm sàng là vết thương khô và mô thoái hoá trắng thành nâu sậm, mất cảm giác, phần dày sâu tiết dịch, nốt phồng ñau và nhiễm trùng. Xét nghiệm Ion ñồ phát hiện các dấu hiệu lâm sàng do rối loạn ñiện giải.
4.7.2. Biến chứng: Trong giai ñoạn cấp tính người bệnh có rất nhiều biến chứng như nhiễm trùng vết bỏng,
nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm trùng hô hấp…
Tình trạng hô hấp và tim mạch cũng bị ảnh hưởng như khó thở, viêm phổi, rối loạn vận mạch. Thần kinh người bệnh thấy ác mộng, lo sợ, khủng hoảng tinh thần và có thể có tổn thương não. Trong giai ñoạn này vấn ñề xương khớp cũng biểu hiện như co rút cơ, mất tư thế cơ năng, hạn chế hoạt ñộng, teo cơ ñơ khớp. Chức năng tiêu hoá cũng có nguy cơ cao là loét dạ dày hay chảy máu dạ dày. Tiểu ñường làm chậm lành vết thương và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
4.7.3. Trị liệu: Thầy thuốc thường cho y lệnh cung cấp dịch thay thế, cung cấp dinh dưỡng, thuốc giảm ñau,
kháng sinh, kháng viêm. Việc chăm sóc vết thương và băng theo tư thế cơ năng cũng rất quan trọng ñối với người bệnh ñể khi người bệnh phục hồi có thể trả họ về với ñời sống bình thường. Vai trò vật lý trị liệu rất cần thực hiện trong giai ñoạn này. Tình trạng hoại tử vết thương cũng có nguy cơ cao trong nhiễm trùng vết thương nên việc cắt lọc mô hoại tử, ngăn ngừa nhiễm trùng, kích thích mô hạt mọc tốt và chuẩn bị cho ghép da, giúp rút ngắn thời gian lành vết thương, tái tạo chỉnh hình.
4.7.4. Quản lý ñiều dưỡng: lượng giá và chăm sóc người bệnh ñau, chăm sóc vết thương, nâng ñỡ tinh thần.
4.8. Giai ñoạn phục hồi
Mục ñích giai ñoạn này là giúp người bệnh trở lại cuộc sống, thiết lập lại chức năng cơ thể, tái tạo chỉnh hình vết thương, ghép da. Biểu hiện lâm sàng là hạn chế vận ñộng, ñau khi vận ñộng, sẹo xấu. Do người bệnh ñau nên không tập luyện, người bệnh có nguy cơ co rút cơ, cứng khớp, sẹo co rút, sẹo xấu, biến dạng cơ thể, sẹo phì ñại. Trị liệu và quản lý ñiều dưỡng là vật lý trị liệu, tái tạo chỉnh hình. Trong giai ñoạn này gia ñình và người bệnh là người tự ñiều trị chính cho người bệnh với sự trợ giúp của nhóm tâm lý, vật lý trị liệu, ñiều dưỡng tại nhà, nhóm dinh dưỡng. Vấn ñề cung cấp dinh dưỡng ñủ các chất cho người bệnh rất quan trọng. ðiều dưỡng hướng dẫn thức ăn cho người bệnh và không cử ăn.