Tư duy như một quá trình, các thao tác tư duy cơ bản

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học đại cương (Trang 70 - 72)

*Tư duy là một quá trình: Mỗi một hành động tƣ duy là một quá trình giải quyết một

nhiệm vụ nào đó, nẩy sinh trong quá trình nhận thức hay hoạt động thực tiễn của con ngƣời. Quá trình tƣ duy bao gồm nhiều giai đoạn từ khi cá nhân gặp phải tình huống có vấn đề và nhận thức đƣợc vấn đề, cho đến khi vấn đề đó đƣợc giải quyết. Quá trình đó đƣợc thực hiện bằng các thao tác trí tuệ nhất định, theo từng bƣớc nhất định và đem lại những sản phẩm nhất định. Tóm lại, tƣ duy có đầy đủ các dấu hiệu của một quá trình: có nảy sinh, diễn biến và kết thúc. Nhƣng đôi khi cách giải quyết đã tìm ra đƣợc lại gây ra những vấn đề mới, là khởi đầu cho những hành động tƣ duy mới hay là những quá trình tƣ duy phức tạp, lâu dài.

Quá trình tƣ duy gồm những giai đoạn sau: Xác định vấn đề và biểu đạt vấn đề -> Huy động các tri thức kinh nghiệm có liên quan đến vấn đề đã xác định đƣợc -> Sàng lọc các liên tƣởng và hình thành giả thuyết-> Kiểm tra giả thuyết -> Giải quyết nhiệm vụ. K.K. Platônốp đã sơ đồ hoá các giai đoạn đó nhƣ sau:

*Tư duy là một hành động trí tuệ. Tính giai đoạn của tƣ duy chỉ mới phản ánh đƣợc mặt bên ngoài, cấu trúc bên ngoài của quá trình tƣ duy. Còn nội dung bên trong của mỗi giai đoạn trong quá trình tƣ duy lại là một quá trình vận động phức tạp của ý nghĩ từ cái đã tri biết đến cái phải tìm, từ các sự kiện đến những khái quát, kết luận, giải pháp. Nó diễn ra trên cơ sở những thao tác tƣ duy đặc biệt.

Xét về bản chất, thì tƣ duy là một quá trình cá nhân thực hiện các thao tác trí tuệ nhất định để giải quyết vấn đề, hay nhiệm vụ đƣợc đặt ra cho nó. Cá nhân có tƣ duy hay không tƣ duy chính là ở cho họ có tiến hành các thao tác tƣ duy trong đầu mình hay không? Vì vậy các nhà tâm lí học còn gọi các thao tác tƣ duy là những quy luật bên trong (nội tại) của tƣ duy. Có các thao tác tƣ duy cơ bản sau:

*Phân tích - tổng hợp: Phân tích là sự phân chia bằng trí óc đối tƣợng nhận thức

thành các bộ phận, các thành phần, thuộc tính, quan hệ khác nhau để nhận thức nó sâu sắc hơn. Tổng hợp là sự hợp nhất bằng trí óc các bộ phận, thành phần, thuộc tính, quan hệ…của đối tƣợng nhận thức thành một chỉnh thể.

Phân tích và tổng hợp thống nhất với nhau: sự phân tích đƣợc tiến hành theo phƣơng hƣớng của sự tổng hợp; còn tổng hợp đƣợc thực hiện trên kết quả của phân tích.

*So sánh: là sự xác định bằng trí óc sự giống hay khác nhau. sự đồng nhất hay không

đồng nhất, sự bằng nhau hay không bằng nhau giữa các sự vật, hiện tƣợng. “So sánh là cơ sở của mọi sự hiểu biết và tƣ duy”(K. Đ. Usinxki).

*Trừu tượng hoá – khái quát hoá: Trừu tƣợng hoá là sự gạt bỏ bằng trí óc những

mặt, những thuộc tính, những liên hệ, quan hệ thứ yếu, không cần thiết và chỉ giữ lại những yếu tố nào cần thiết để tƣ duy thôi. Khái quát hoá là sự hợp nhất bằng trí óc nhiều đối tƣợng khác nhau nhƣng có chung những thuộc tính, liên hệ, quan hệ…nhất định thành một nhóm, một loại. Khái quát hoá bao giờ cũng đem lại một cái chung nào đó. Những thuộc tính chung này có hai loại:

b) Những thuộc tính chung là những thuộc tính bản chất.

Khái quát hoá chỉ dựa trên những dấu hiệu chung giống nhau thì dễ dẫn đến sai lầm (ví dụ cho cá voi cũng thuộc loại cá).

Trừu tƣợng hoá và khái quát hoá có quan hệ qua lại với nhau, nhƣ mối quan hệ giữa phân tích và tổng hợp. Khái quát hoá chính là sự tổng hợp ở mức độ cao.

Các thao tác tƣ duy cũng nhƣ các mặt của cùng một thao tác đều có quan hệ mật thiết với nhau, chúng thống nhất với nhau theo một hƣớng nhất định do nhiệm vụ tƣ duy quy định (chiến lƣợc tƣ duy).

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học đại cương (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)