Sự nảy sinh và hình thành tâm lí về phƣơng diện loài ngƣờ

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học đại cương (Trang 42 - 44)

a) Tiêu chuẩn xác định sự nảy sinh tâm lí

Tiêu chuẩn xác định sự nảy sinh tâm lí, hay nói cách khác, phản ánh tâm lí đầu tiên nảy sinh dƣới hình thái nhạy cảm (hay còn gọi là tính cảm ứng).

Trƣớc khi xuất hiện tính cảm ứng, ở những loài sinh vật dƣới mức côn trùng (chẳng hạn loài nguyên sinh, bọt bể), chƣa có tế bào thần kinh hoặc mới có mạng thần kinh phân tán khắp cơ thể, chỉ mới có tính chịu kích thích.

– Tính chịu kích thích là khả năng đáp lại các tác động của ngoại giới có ảnh hƣởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của cơ thể. Đây là cơ sở đầu tiên cho tình cảm ứng, nhạy cảm xuất hiện.

– Trên cơ sở tính chịu kích thích, ở các loài côn trùng (giun, ong…) bắt đầu xuất hiện hệ thần kinh mấu (hạch), các yếu tố thần kinh đã tập trung thành những bộ phận tƣơng đối độc lập giúp cơ thể có khả năng đáp lại những kích thích có ảnh trực tiếp lẫn các kích thích có ảnh hƣởng gián tiếp đối với sự tồn tại của cơ thể, tính cảm ứng (nhạy cảm) xuất hiện. Tính nhạy cảm đƣợc coi là mầm mống đầu tiên của tâm lí, xuất hiện cách đây khoảng 600 triệu năm. Hiện tƣợng tâm lí đơn giản nhất này (cảm giác) dần dần phát triển lên thành các hiện tƣợng tâm lí khác phức tạp hơn.

b) Các thời kì phát triển tâm lí

Khi nghiên cứu các thời kì phát triển tâm lí của loài ngƣời có thể xét theo hai phƣơng diện:

– Xét theo thức độ phản ánh thì tâm lí của loài ngƣời đã trải qua ba thời kì: cảm giác, tri giác, tƣ duy (bằng tay và ngôn ngữ).

– Xét theo nguồn gốc nảy sinh của hành vi thì tâm lí trải qua 3 thời kì: bản năng, kĩ xảo, trí tuệ.

* Cảm giác, tri giác, tƣ duy

– Thời kì cảm giác: Đây là thời kì đầu tiên trong phản ánh tâm lí có ở động vật không xƣơng sống. Ở thời kì này con vật chỉ có khả năng trả lời từng kích thích riêng lẻ. Các động vật ở các bậc thang tiến hóa cao hơn và ở loài ngƣời đều có thời kì cảm giác, nhƣng cảm giác ở con ngƣời khác xa về chất so với cảm giác của loài vật. Trên cơ sở cảm giác mà xuất hiện các thời kì phản ánh tâm lí cao hơn là tri giác và tƣ duy.

– Thời kì tri giác: Thời kì tri giác bắt đầu xuất hiện ở loài cá. Hệ thần kinh hình ống với tủy sống và vỏ não giúp động vật (từ loài cá trở đi) có khả năng đáp lại một tổ hợp các kích thích ngoại giới, chứ không đáp lại từng kích thích riêng lẻ. Khả năng phản ánh mới này gọi là tri giác. Từ loài lƣỡng cƣ, bò sát, loài chim đến động vật có vú, tri giác đạt tới mức độ khá hoàn chỉnh. Đến mức ở cấp độ ngƣời thì tri giác hoàn toàn mang một chất lƣợng mới (con mắt, cái mũi, lỗ tai ngƣời có “hồn”, có “thần”).

– Thời kì từ duy

+Tƣ duy bằng tay: Ở loài ngƣời vƣợn Ôxtralôpitêc, cách đây khoảng 10 triệu năm, vỏ não phát triển trùm lên các phần khác của não, con vật đã biết dùng hai “bàn tay” để sờ mó, lắp ráp, giải quyết các tình huống cụ thể trƣớc mặt, có nghĩa là con vật đã có tƣ duy bằng tay, tƣ duy cụ thể.

+Tƣ duy bằng ngôn ngữ: Đây là loại tƣ duy có một chất lƣợng hoàn toàn mới, nảy sinh khi loài ngƣời xuất hiện và chỉ có ở ngƣời, giúp con ngƣời nhận thức đƣợc bản chất, quy luật của thế giới. Nhờ tƣ duy ngôn ngữ mà hoạt động của con ngƣời có tính mục đích, tính kế hoạch cao nhất, hoàn chính nhất, giúp con ngƣời không chỉ nhận thức, cải tạo thế giới mà còn nhận thức và sáng tạo ra chính bản thân mình.

* Bản năng, kĩ xảo, hành vi, trí tuệ

– Thời kì bản năng

Từ loài côn trùng trở đi bắt đầu có bản năng. Bản năng là hành vi bẩm sinh, mang tính di truyền, có cơ sở là những phản xạ không điều kiện (ví dụ vịt con nở ra đã biết bơi). Bản năng nhằm thoả mãn các nhu cầu có tính thuần túy cơ thể. Ở các động vật có xƣơng sống và ngƣời cũng có bản năng: bản năng dinh dƣơng, bản năng tự vệ, bản năng sinh dục. Nhƣng bản năng của ngƣời khác xa về chất so với bản năng của con vật: “bản năng của con ngƣời là bản năng có ý thức” (C. Mác). Bản năng của con ngƣời có sự tham gia của tƣ duy, lí trí, mang tính xã hội và mang đặc điểm lịch sử loài ngƣời.

– Thời kì kĩ xảo

Xuất hiện sau thời kì bản năng, trên cơ sở luyện tập. Kĩ xảo là một hành vi mới do cá nhân tự tạo. Hành vi kĩ xảo đƣợc lặp đi lặp lại nhiều lần trở thành định hình trong náo động vật, nhƣng so với bản năng, hành vi kĩ xảo có tính mềm dẻo và khả năng biến đổi lớn.

– Thời kì hành vi trí tuệ

Hành vi trí tuệ là kết quả của luyện tập, do cá thể tự tạo trong đời sống của nó. Hành vi trí tuệ ở vƣợn ngƣời chủ yếu nhằm vào giải quyết các tình huống cụ thể có liên quan tới việc thoả mãn các yêu cầu sinh vật của cơ thể. Hành vi trí tuệ của con ngƣời sinh ra trong hoạt động, nhằm nhận thức bản chất, các mối quan hệ có tính quy luật, nhằm thích ứng và cải tạo thực tế khách quan. Hành vi trí tuệ của con ngƣời gắn liền với ngôn ngữ, là hành vi có ý thức.

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học đại cương (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)