b) Ngôn ngữ bên trong là ngôn ngữ cho mình, hƣớng vào chính mình, nó giúp cho con
7.1.1. Một số định nghĩa
a) Khái niệm: con người, cá nhân, cá tính, nhân cách
Con người: là thành viên của một cộng đồng, một xã hội, vừa là một thực thể tự nhiên,
vừa là một thực thể xã hội.
Có một định nghĩa về con ngƣời đƣợc thừa nhận khá rộng rãi là: “Con ngƣời là một thực thể sinh vật – xã hội và văn
hóa”. Với quan niệm này, cần nghiên cứu, tiếp cận con ngƣời theo cả ba mặt: sinh vật, tâm lí, xã hội.
Cá nhân: dùng để chỉ một con ngƣời cụ thể của một cộng đồng, thành viên của xã hội.
Cá nhân cũng là một thực thể sinh vật – xã hội và văn học, nhƣng đƣợc xem xét một cách cụ thể riêng từng ngƣời, với các đặc điểm về sinh lí, tâm lí và xã hội để phân biệt nó với cá nhân khác, với cộng đồng.
Khái niệm “cá tính” dùng để chỉ cái đơn nhất, có một không hai, không lặp lại trong tâm lí (hoặc sinh lí) của cá thể động vật hoặc cá thể ngƣời (cá nhân).
Nhân cách: Khái niệm nhân cách chủ yếu bao hàm phần xã hội, tâm lí của cá nhân với
tƣ cách thành viên của một xã hội nhất định, là chủ thể của các quan hệ ngƣời – ngƣời, của hoạt động có ý thức và giao tiếp
b) Khái niệm nhân cách trong tâm lí học
Có nhiều định nghĩa và quan niệm khác nhau về nhân cách. Ngay từ năm 1949. G.Allport đã dẫn ra trên 50 định nghĩa khác nhau của các nhà tâm lí học về nhân cách.
– Quan điểm sinh vật hóa nhân cách: coi bản chất nhân cách nằm trong các đặc điểm hình thể (Kret Chmer), ở góc mặt (C.Lombrozo), ở thể tạng (Sheldom), ở bản năng vô thức (S.Freud).
– Quan điểm xã hội học hóa nhân cách lấy các quan hệ xã hội (gia đình, họ hàng, làng xóm…) để thay thế một cách đơn giản, máy móc các thuộc tính tâm lí của cá nhân đó.
– Các nhà tâm lí học khoa học cho rằng khái niệm nhân cách là một phạm trù xã hội, có bản chất xã hội – lịch sử, nghĩa là nội dung của nhân cách là nôi dung của những điều kiện lịch sử cụ thể, của xã hội cụ thể chuyển vào thành đặc điểm nhân cách của từng ngƣời. Có thể nêu lên một số định nghĩa nhân cách nhƣ sau:
– “Nhân cách là một cá nhân có ý thức, chiếm một vị trí nhất định trong xã hội và đang thực hiện một vai trò xã hội nhất định” (A.G.Côvalíôv).
– “Nhân cách là con ngƣời với tƣ cách là kẻ mang toàn bộ thuộc tính và phẩm chất tâm lí, quy định hình thức hoạt động và hành vi có ý nghĩa xã hội” (E.V.Sôrôkhôva).
*Từ những điều trình bày ở trên, có thể nêu lên một định nghĩa về nhân cách nhƣ sau: (Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lí của cá nhân, biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của con ngƣời.
Nhƣ vậy nhân cách là sự tổng hòa không phải các đặc điểm cá thể của con ngƣời, mà chỉ là những đặc điểm quy định con ngƣời nhƣ là một thành viên của xã hội, nói lên bộ mặt tâm lí – xã hội, giá trị và cốt cách làm ngƣời của mỗi cá nhân. Những thuộc tính tâm lí tạo thành nhân cách thƣờng biểu hiện trên ba cấp độ: cấp độ bên trong cá nhân, cấp độ liên cá nhân và cấp độ biểu hiện ra bằng hoạt động và các sản phẩm của nó: