Trong quá trình tiến hoá của sinh giới (phát sinh chủng loại) và trong quá trình phát triển của một đứa trẻ (phát sinh cá thể) thì cảm giác là hình thức định hƣớng đầu tiên của cơ thể trong thế giới xung quanh. Có những con vật chỉ phản ánh đƣợc những thuộc tính riêng lẻ có ý nghĩa sinh học trực tiếp của sự vật, hiện tƣợng mà thôi. Đứa trẻ trong những tuần lễ đầu tiên cũng nhƣ vậy. Điều đó nói lên rằng, cảm giác là hình thức khởi đầu trong sự phát triển của hoạt động nhận thức.
Cảm giác là một quá trình nhận thức phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính của sự vật, hiện tượng khi chúng đang tác động trực tiếp vào giác quan của ta.
Cảm giác có những đặc điểm sau:
– Là một quá trình nhận thức (có nảy sinh, diễn biến và kết thúc) có kích thích là bản thân các sự vật, hiện tƣợng trong hiện thực khách quan.
– Chỉ phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính của sự vật, hiện tƣợng. Đặc điểm này cho thấy cảm giác là mức độ nhận thức thấp nhất.
– Phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp, nghĩa là sự vật, hiện tƣợng phải trực tiếp tác động vào giác quan của ta. Đặc điểm này cũng nói lên mức độ thấp của cảm giác nói riêng và nhận thức cảm tính nói chung trong sự phản ánh hiện thực khách quan.
Cũng nhƣ những hiện tƣợng tâm lí khác, cảm giác của con ngƣời có bản chất xã hội, thể hiện ở những điểm sau:
– Đối tƣợng phản ánh của cảm giác ở con ngƣời không phải chỉ là những sự vật hiện tƣợng vốn có trong tự nhiên, mà còn bao gồm cả những sản phẩm do lao động của con ngƣời tạo ra.
– Cơ chế sinh lí của cảm giác ở con ngƣời không chỉ giới hạn ở hệ thống tín hiệu thứ nhất, mà cả ở hệ thống tín hiệu thứ hai nữa.
– Cảm giác của con ngƣời đƣợc phát triển mạnh mẽ và phong phú dƣới ảnh hƣởng của hoạt động và giáo dục (ví dụ, ngƣời thợ dệt có thể phân biệt đƣợc tới 60 màu đen khác nhau).
Để phản ánh các sự vật, hiện tƣợng một cách chỉnh thể, các cảm giác riêng lẻ, do sự hoạt động của từng cơ quan phân tích riêng lẻ đem lại, đƣợc tổng hợp lại trên vỏ não và đem lại cho con ngƣời một hình ảnh trọn vẹn, hoàn chỉnh về các sự vật, hiện tƣợng. Đó là các hình ảnh của tri giác.
Tri giác là một quá trình nhận thức phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính của sự vật, hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động vào các giác quan của ta.
Tri giác có những đặc điểm cơ bản sau:
– Cũng là một quá trình nhận thức, cũng phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp.
– Nhƣng phản ánh sự vật, hiện tƣợng một cách trọn vẹn: tri giác đem lại cho ta những hình ảnh hoàn chỉnh về sự vật, hiện tƣợng. Tuy là những hình vẽ không đầy đủ nhƣng nhìn vào các hình bên ta đều tri giác chúng nhƣ là một hình tròn, một hình tam giác, chứ không phải là một tập hợp các nét gạch hay các dấu chấm đơn giản (Hình.1).
Hình 1
Tính trọn vẹn của tri giác là do tính trọn vẹn khách quan của bản thân sự vật và hiện tƣợng quy định. Trên cơ sở kinh nghiệm, hiểu biết của mình, chỉ cần tri giác một số thành phần riêng lẻ của sự vật, hiện tƣợng thôi, chúng ta cũng tổng hợp đƣợc các thành phần riêng lẻ đó và tạo nên hình ảnh trọn vẹn của sự vật, hiện tƣợng. Sự tổng hợp này đƣợc thực hiện trên cơ sở sự hoạt động phối hợp của nhiều cơ quan phân tích.
– Liên quan đến tính trọn vẹn, tri giác phản ánh sự vật, hiện tƣợng theo những cấu trúc nhất định. Tri giác không phải là một tổng số các cảm giác. Sự thực là chúng ta tri giác một cấu trúc khái quát đã đƣợc trừu xuất từ những cảm giác đó, trong mối liên hệ qua lại giữa các thành phần của nó (của cấu trúc ấy), và mối liên hệ này đƣợc hình thành trong suốt một khoảng thời gian nào đó. Ví dụ, khi ta tri giác ngôn ngữ của ngƣời khác mà hiểu đƣợc là vì các từ của họ phát ra nằm trong một cấu trúc nhất định, với những mối liên hệ qua lại xác định giữa các thành phần của cấu trúc ấy. Sự phản ánh này không phải đã có từ trƣớc mà nó diễn ra trong quá trình tri giác. Đó là tình kết cấuu của tri giác.
– Những đặc điểm trên đây chứng tỏ tri giác là một quá trình tích cực, đƣợc gắn liền với hoạt động của con ngƣời. Thƣờng thì sự tri giác của con ngƣời mang tính chất tự giác, nó không phải là một quá trình xem xét thụ động, giản đơn, mà là sự giải quyết một nhiệm vụ nhận thức cụ thể nào đó. Ngƣời ta đã chứng minh đƣợc rằng, tri giác là một hành động tích cực, trong đó có sự kết hợp chặt chẽ của các yếu tố cảm giác và vận động.