Đặc điểm của trí nhớ

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học đại cương (Trang 113 - 115)

b) Ngôn ngữ bên trong là ngôn ngữ cho mình, hƣớng vào chính mình, nó giúp cho con

6.1.2. Đặc điểm của trí nhớ

Nếu nhƣ cảm giác và tri giác chỉ phản ánh các sự vật, hiện tƣợng của hiện thực khách quan trong hiện tại, khi chúng trực tiếp tác động vào giác quan ta, còn tƣ duy và tƣởng tƣợng lại phản ánh cái mới, cái tƣơng lai, thì trí nhớ phản ánh các sự vật, hiện tƣợng đã tác động vào ta trƣớc đây mà không cần có sự tác động của bản thân chúng trong hiện tại. Nói cách khác, trí nhớ phản ánh kinh nghiệm của con ngƣời. Kinh nghiệm này có thể là những

hình ảnh cụ thể (trí nhớ hình ảnh), có thể là những hành động nào đó (trí nhớ vận động), có thể là những rung động, trải nghiệm, xúc cảm (trí nhớ cảm xúc), cũng có thể là những ý nghĩ, tƣ tƣờng (trí nhớ từ ngữ – lôgic).

Cấu tạo tâm lí (hay sản phẩm) đƣợc tạo ra trong quá trình trí nhớ là những biểu tƣợng. Vậy biểu tƣợng của trí nhớ có gì khác với hình tƣợng của cảm giác, tri giác và với biểu tƣợng của tƣởng tƣợng?

Biểu tượng là hình ảnh của sự vật, hiện tượng nảy sinh trong óc chúng ta khi không có sự tác động trực tiếp của chúng vào giác quan ta.

Biểu tƣợng của trí nhớ chính là kết quả của sự chế biến và khái quát hoá các hình tƣợng của tri giác trƣớc đây. Không có tri giác thì không thể có biểu tƣợng đƣợc. Bằng chứng là; Những ngƣời bị mù từ lúc mới sinh không hề có các biểu tƣợng về màu sắc, cảnh đẹp…; những ngƣời bị điếc từ lúc lọt lòng đều không có biểu tƣợng về âm thanh.

Biểu tƣợng của trí nhớ khác với hình ảnh (hay hình tƣợng) của tri giác ở chỗ: biểu tƣợng phản ánh sự vật một cách khái quát hơn. Nó phản ánh những dấu hiệu đặc trƣng, trực quan của sự vật và hiện tƣợng. Nhƣ vậy, biểu tƣợng của trí nhớ vừa mang tính chất trực quan vừa mang tính chất khái quát. Nó giống hình ảnh của cảm giác và tri giác ở tính trực quan, nhƣng nó cao hơn ở tính khái quát. Vì vậy, ở góc độ hoạt động nhận thức, trí nhớ thƣờng đƣợc xem là giai đoạn chuyển tiếp từ cảm tính lên lí tính.

Tuy vậy, so với biểu tƣợng của tƣởng tƣợng, thì biểu tƣợng của trí nhớ không khái quát bằng, vì biểu tƣợng của tƣởng tƣợng là “biểu tƣợng của biểu tƣợng”.

Created by AM

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học đại cương (Trang 113 - 115)