b) Ngôn ngữ bên trong là ngôn ngữ cho mình, hƣớng vào chính mình, nó giúp cho con
5.2.1.3. Là mặt năng động của ý thức Ýchí là hình thức tâm lí điều chỉnh hành vi tích
cực nhất ở con ngƣời. Sở dĩ nhƣ vậy là vì ý chí kết hợp đƣợc trong mình cả mặt năng động của trí tuệ, mặt năng động của tình cảm đạo đức. “Ý chí – đó là mặt hoạt động của trí tuệ và tình cảm đạo đức”.
Năng lực kiểm soát, điều chỉnh hành vi một cách có ý thức nảy sinh trong hoạt động lao động. Động vật không có
ýchí. Ý chí là một mặt đặc trƣng của tâm lí ngƣời, bởi vì con vật chỉ thích ứng một cách thụ động với thiên nhiên, còn con ngƣời bằng lao động – một loại hoạt động có ý thức đã chinh phục và cải biến thiên nhiên. Ý chí của con ngƣời đƣợc hình thành trong quá trình lao động. Ngay cả hoạt động lao động đơn giản nhất (ví dụ, săn bắt nguyên thuỷ…) cũng đòi hỏi con ngƣời phải có phẩm chất ý chí nhất định và nó đã hình thành nên ở con ngƣời những phẩm chất ý chí nhất định. Ph.Ănghen đã nói: “Loài ngƣời càng cách xa loài vật thì tác động của con ngƣời vào giới tự nhiên càng mang tính chất của một hoạt động có tính toán trƣớc, tiến hành một cách có phƣơng pháp hƣớng vào những mục đích nhất định đã đề ra từ trƣớc”.
* Ý chí của con ngƣời đƣợc hình thành và biến đổi tuỳ theo những điều kiện xã hội – lịch sử, tuỳ theo những điều kiện vật chất của đời sống xã hội. Tính chất của những mục đích và của những thúc đẩy đối với hành động ở con ngƣời đƣợc quyết định bởi chỗ: họ đại diện cho quyền lợi của giai cấp nào. Xu hƣớng của ý chí khác nhau trong những thời đại khác nhau và ở những đại diện của các giai cấp khác nhau.
Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, những mối quan hệ qua lại giữa con ngƣời với con ngƣời đƣợc xây dựng trên nguyên tắc giúp đỡ lẫn nhau, hợp tác với nhau. Ở đây có sự phù hợp, hài hoà giữa mục đích của cá nhân và mục đích của xã hội. Trong khi ý thức đƣợc mối liên hệ gắn bó của mình với tập thể, với xã hội, nếu cần, con ngƣời sẽ bắt mọi hoạt động riêng của cá nhân phục tùng hoạt động chung của xã hội, của tập thể, bắt những quyền lợi
cá nhân của mình phục tùng những quyền lợi của dân tộc và vì vậy không thể đặt cho mình những mục đích đối lập với mục đích của tập thể đƣợc.
*Giá trị chân chính của ý chí không phải chỉ ở chỗ ý chí đó nhƣ thế nào (tức là cao hay thấp, mạnh hay yếu) mà còn là ở chỗ nó đƣợc hƣớng vào cái gì. Cho nên, cần phải phân biệt mức độ ý chí (hay cƣờng độ ý chí) với nội dung đạo đức của ý chí. Chỉ có những ý chí đƣợc giáo dục về đạo đức mới có thể giúp con ngƣời thực hiện đƣợc những chuyển biến to lớn, những sự nghiệp lớn lao.