Phản xạ có điều kiện và tâm lí

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học đại cương (Trang 26 - 27)

– Toàn hộ hoạt động của não là hoạt động phản xạ. Thế kỉ thứ XVII, R.Đềcac là ngƣời đầu tiên nêu ra khái niệm “phản xạ” và dùng phản xạ để giải thích hoạt động tâm lí. Nhƣng Đêcac chỉ mới nói đến hoạt động vô thức gắn với phản xạ.

– I. M. Xêtrênôv – Nhà sinh lí học Nga đã mở rộng nguyên tắc phản xạ đến toàn bộ hoạt động của não. Năm 1863 ông đã viết: “Tất cả các hiện tƣợng tâm lí, kể cả có ý thức lẫn vô thức vì nguồn gốc đều là phản xạ”. Theo ông phản xạ có ba khâu chủ yếu:

+Khâu đầu tiên là quá trình nhận kích thích bên ngoài, biến thành hƣng phấn theo đƣờng hƣớng tâm dẫn truyền

và não.

+Khâu giữa là quá trình thần kinh trên não và tạo ra hoạt động tâm lí.

+Khâu kết thúc dẫn truyền thần kinh từ trung ƣơng theo đƣờng li tâm (dẫn ra) gây nên phản ứng của cơ thể.

– I.P.Pavlôv kế tục sự nghiệp của I.M.Xêtrênôv qua nhiều năm thực nghiệm đã sáng lập ra học thuyết phản xạ có điều kiện – cơ sở sinh lí của hiện tƣợng tâm lí.

Đặc điểm của phản xạ có điều kiện:

a)Phản xạ có điều kiện là phản xạ tự tạo trong đời sống từng cá thể để thích ứng với môi trƣờng luôn luôn thay đổi, là cơ sở sinh lí của hoạt động tâm lí.

b) Cơ sở giải phẫu sinh lí của phản xạ có điều kiện là vỏ não và hoạt động bình thƣờng của vỏ não.

c)Quá trình diễn biến của phản xạ có điều kiện là quá trình thành lập đƣờng liên hệ thần kinh tạm thời giữa trung khu nhận kích thích có điều kiện và đại diện của trung khu trực tiếp thực hiện phản xạ không điều kiện.

d)Phản xạ có điều kiện thành lập với kích thích bất kì, đặc biệt ở ngƣời. Tiếng nói là một loại kích thích đặc biệt có thể lập bất cứ một phản xạ có điều kiện nào.

e) Phản xạ có điều kiện háo hiệu gián tiếp kích thích không điều kiện sẽ tác động vào cơ thể.

Tất cả các hiện tƣợng tâm lí đều có cơ sở sinh lí là phản xạ có điều kiện. Hoạt động phản xạ có điều kiện giúp cơ thể thích ứng với môi trƣờng luôn luôn thay đổi.

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học đại cương (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)