Các cách sáng tạo hình ảnh mới trong tưởng tượng

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học đại cương (Trang 77 - 80)

Các hình ảnh mới của tƣởng tƣợng đƣợc tạo ra bằng nhiều cách khác nhau. Sau đây là những cách (thủ thuật) cơ bản nhất.

* Thay đổi kích thước, số lượng của sự vật hay các thành phần của sự vật: ví dụ, hình

tí hon; Phật trăm mắt, trăm tay v.v..là những hình ảnh mới của tƣởng tƣợng đƣợc tạo ra bằng cách này.

*Nhấn mạnh các chi tiết, thành phần, thuộc tính của sự vật: ví dụ, các hình ảnh trong

tranh biếm hoạ đã đƣợc sáng tạo theo cách này (chẳng hạn để chế diễu ngƣời tham ăn, ngƣời ta vẽ cái mồm to gần hết cả khuôn mặt). Một biến dạng của cách này là phƣơng pháp cƣờng điệu.

*Chắp ghép, (kết dính): là phƣơng pháp ghép các bộ phận của nhiều sự vật, hiện tƣợng khác nhau thành một hình ảnh mới, ví dụ hình ảnh con rồng của Việt Nam, hình ảnh đầu ngƣời mình cá, hình ảnh con nhân sƣ (sphinx). Trong hình ảnh mới, các bộ phận hợp thành vẫn giữ nguyên, không bị thay đổi, chế biến, chúng chỉ đƣợc chắp ghép với nhau một cách đơn giản mà thôi.

*Liên hợp: phƣơng pháp này có vẻ giống với phƣơng pháp chắp ghép. Nhƣng sự thật

thì nó không phải là sự kết hợp máy móc, giản đơn các yếu tố khởi đầu. Khi tham gia vào một hình ảnh mới, các yếu tố ban đầu bị cải tổ, biến đổi và nằm trong những mối tƣơng quan mới. Liên hợp là một sự tổng hợp sáng tạo, chứ không phải là sự tổng hợp đơn giản các yếu tố đã biết. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong văn học, nghệ thuật để xây dựng các hình tƣợng văn học, nghệ thuật; trong khoa học kĩ thuật để thiết kế các công cụ, thiết bị kĩ thuật (ví dụ, xe điện bánh hơi là kết quả của sự liên hợp ô tô với xe điên; thuỷ phi cơ: tầu bay với tàu thuỷ…).

*Điển hình hóa: là phƣơng pháp tạo thành hình ảnh mới phức tạp nhất, trong đó các

thuộc tính điển hình, những đặc điểm điển hình của nhân cách nhƣ là một đại diện của giai cấp hay tầng lớp xã hội nhất định đƣợc biểu hiện trong hình ảnh mới này. Phƣơng pháp này đƣợc dùng nhiều trong hoạt động sáng tạo văn học, nghệ thuật, trong điều khắc. Yếu tố mấu chốt của phƣơng pháp điển hình hoá là sự tổng hợp sáng tạo mang tính chất khái quát những thuộc tính và đặc điểm cá biệt, điển hình của nhân cách.

*Loại suy (tương tự, mô phỏng): từ buổi bình minh của loài ngƣời, tổ tiên ta đã biết

sáng chế ra những công cụ lao động đơn giản nhất từ sự tƣơng tự của những thao tác của đôi bàn tay với những dụng cụ lao động sẽ đƣợc tạo ra. Trƣớc khi tạo ra các dụng cụ lao động thực, con ngƣời đã thấy đƣợc sự tƣơng tự đó ở trong óc. Bằng cách loại suy nhƣ vậy mà các dụng cụ lao động bắt chƣớc các thao tác lao động của đôi bàn tay đã đƣợc ra đời.

Ngày nay, ngành phỏng sinh học ra đời là một bƣớc phát triển cao của phƣơng pháp loại suy trong quá trình sáng chế, phát minh của các nhà khoa học kĩ thuật (Ví dụ, do sự bắt chƣớc cơ chế chìm– nổi của cá mà tầu ngầm đƣợc ra đời).

Nhƣ vậy, tƣởng tƣợng và tƣ duy có quan hệ mật thiết với nhau. Chúng có những điểm giống nhau và những điểm khác nhau. Tƣởng tƣợng và tƣ duy đều phản ánh cái mới, chƣa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân và đều mang tính có vấn đề, nghĩa là đều đƣợc kích thích hởi hoàn cảnh có vấn đề. Do đó, chúng đều là mức độ cao của hoạt động nhận thức – mức độ lí tính.

Khi con ngƣơi đứng trƣớc một hoàn cảnh có vấn đề – nguồn khởi đầu của hoạt động, thì sẽ có hai hệ thống phản ánh đi trƣớc của ý thức đối với kết quả của hoạt động đó: hệ thống đƣợc tổ chức chặt chẽ của các hình ảnh và hệ thống đƣợc cải tổ chặt chẽ của các khái

niệm. Khả năng lựa chọn và kết hợp các hình ảnh là cơ sở của tƣởng tƣợng, khả năng kết hợp các khái niệm theo một cách mới là cơ sở của tƣ duy. Thƣờng thì hoạt động này diễn ra cùng một lúc ở cả hai “tầng”, bởi vì hai hệ thống hình ảnh và khái niệm có liên quan chặt chẽ với nhau. Ví dụ sự lựa chọn một phƣơng thức hoạt động đƣợc thực hiện bằng những phán đoán lôgic gắn liền với những biểu tƣợng sáng rõ về việc hoạt động đó sẽ đƣợc thực hiện nhƣ thế nào.

Vậy đứng trƣớc một hoàn cảnh có vấn đề thì khi nào ta tƣ duy, khi nào ta tƣởng tƣợng? Điều này tuỳ thuộc vào tính bất định (không xác định, không rõ ràng) của hoàn cảnh có vấn đề nhiều hay ít. Nếu những tài liệu khởi đầu của nhiệm vụ là rõ ràng, sáng tỏ, thì quá trình giải quyết nhiệm vụ chủ yếu đƣợc tuân theo những quy luật của tƣ duy. Còn khi hoàn cảnh có vấn đề mang tính chất bất định lớn, những tài liệu khởi đầu khó đƣợc phân tích một cách chính xác, thì quá trình giải quyết nhiệm vụ diễn ra theo cơ chế tƣởng tƣợng.

Tƣởng tƣợng hoàn toàn không cần thiết đối với các hiện tƣợng mà ở đó các quy luật cơ bản của chúng đã đƣợc làm sáng tỏ. Ngƣợc lại, khi mà chúng ta chỉ có những thông tin gần đúng về hoàn cảnh, khó có thể dùng tƣ duy để giải đáp, thì tƣởng tƣợng lại là cần thiết. Giá trị của tƣởng tƣợng chính là ở chỗ nó cho phép tự đi đến quyết định và tìm ra đƣợc lối thoát trong hoàn cảnh có vấn đề ngay cả khi không có đủ những tri thức cần thiết để tƣ duy. Tƣởng tƣợng cho phép ta “nhảy cóc” qua một vài giai đoạn nào đó của tƣ duy mà vẫn cứ hình dung đƣợc kết quả cuối cùng. Nhƣng chỗ yếu của con đƣờng giải quyết vấn đề bằng tƣởng tƣợng cũng chính là ở chỗ đó. Con đƣờng giải quyết vấn đề bằng tƣởng tƣợng là con đƣờng không có sự chính xác, chặt chẽ một cách đầy đủ.

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học đại cương (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)