Hoạt động và tâm lí

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học đại cương (Trang 31 - 34)

Cuộc sống của con ngƣời là một chuỗi những hoạt động, giao lƣu kế tiếp nhau, đan xen vào nhau. Con ngƣời muốn sống, muốn tồn tại phải hoạt động. Vậy hoạt động là gì? Hoạt động có vai trò nhƣ thế nào đối với sự hình thành phát triển tâm lí?

a) Khái niệm

chung về hoạt động * Hoạt động là gì?

Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về hoạt động.

– Thông thƣờng ngƣời ta coi hoạt động là sự tiêu hoá năng lƣợng thần kinh và cơ bắp của con ngƣời khi tác động vào hiện thực khách quan nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình.

– Về phƣơng diện triết học, tâm lí học, ngƣời ta quan niệm hoạt động là phƣơng thức tồn tại của con ngƣời trong thế giới.

Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới(khách thể) để tạo ra sản phẩm về phía thế giới, cả về phía con người (chủ thể)

Trong mối quan hệ đó có hai quá trình diễn ra đồng thời và bổ sung cho nhau, thống nhất với nhau.

+Quá trình thứ nhất là quá trình đối tƣợng hóa, trong đó chủ thể chuyển năng lực của mình thành sản phẩm của hoạt động, hay nói khác đi tâm lí của con ngƣời (của chủ thể) đƣợc bộc lộ, đƣợc khách quan hóa trong quá trình làm ra sản phẩm.

Quá trình đối tƣợng hóa (khách thể hóa) còn gọi là quá trình “xuất tâm”. +Quá trình thứ hai là quá trình chủ thể hóa, có nghĩa là khi hoạt động con ngƣời chuyển từ phía khách thể vào bản thân mình những quy luật, bản chất của thế giới để tạo nên tâm lí, ý thức, nhân cách của bản thân, bằng cách chiếm lĩnh (lĩnh hội) thế giới. Quá trình chủ thể hóa còn gọi là quá trình “nhập tâm”.

Nhƣ vậy là trong hoạt động, còn ngƣời vừa tạo ra sản phẩm về phía thế giới, vừa tạo ra tâm lí của mình, hay nói khác đi tâm lí, ý thức, nhân cách đƣợc bộc lộ và hình thành trong hoạt động.

* Những đặc điểm của hoạt động

– Hoạt động bao giờ cũng là “hoạt động có đối tƣợng”: đối tƣợng của hoạt động là cái con ngƣời cần làm ra, cần chiếm lĩnh. Đó là động cơ. Động cơ luôn thúc đẩy con ngƣời hoạt động nhằm tác động vào khách thể để thay đổi nó, biến nó thành sản phẩm, hoặc tiếp nhận nó chuyển vào đầu óc mình, tạo nên một cấu tạo tâm lí mới, một năng lực mới…

– Hoạt động bao giờ cũng có chủ thể. Hoạt động do chủ thể thực hiện, chủ thể hoạt động có thể là một hoặc nhiều ngƣời.

– Hoạt động bao giờ cũng có tính mục đích: mục đích của hoạt động là làm biến đổi thế giới (khách thể và biến đổi bản thân chủ thể. Tính mục đích gắn liền với tính đối tƣợng. Tính mục đích bị chế ƣớc bởi nội dung xã hội.

– Hoạt động vận hành theo nguyên tắc gián tiếp. Trong hoạt động con ngƣời gián tiếp tác động đến khách thể qua hình ảnh tâm lí ở trong đầu, gián tiếp qua việc sử dụng công cụ lao động và sử dụng phƣơng tiện ngôn ngữ. Nhƣ vậy công cụ tâm lí, ngôn ngữ và công cụ lao động giữ chức năng trung gian giữa chủ thể và khách thể, tạo ra tính gián tiếp của hoạt động.

b) Các loại hoạt động

Có nhiều cách phân loại hoạt động.

*Xét về phương diện cá thể, ta thấy ở con ngƣời có bốn loại hoạt động cơ

bản: vui chơi, học tập, lao động và hoạt động xã hội.

*Xét về phương diện sản phẩm (vật chất hay tinh thần) ngƣời ta chia thành hai loại hoạt động lớn:

– Hoạt động thực tiễn: hƣớng vào vật thể hay quan hệ, tạo ra sản phẩm vật chất là chủ yếu.

– Hoạt động lí luận: diễn ra với hình ảnh biểu tƣợng, khái niệm.. tạo ra sản phẩm tinh thần. Hai loại hoạt động luôn tác động qua lại, bổ sung cho nhau.

*Còn có cách phân loại khác, chia hoạt động thành bốn loại:

– Hoạt động biến đổi. – Hoạt động nhận thức.

– Hoạt động định hƣớng giá trị. – Hoạt động giao lƣu.

c) Cấu trúc của hoạt động

– Chủ nghĩa hành vi cho rằng, hoạt động của con ngƣời và động vật có cấu trúc chung là: kích thích – phản ứng (S – R).

– Trong tâm lí học có lúc ngƣời ta chỉ xét cấu trúc hoạt động bao gồm các thành tố diễn ra ở phía con ngƣời (chủ thể) thuộc các thành tố đơn vị thao tác của hoạt động, hoạt động có cấu trúc nhƣ sau: hoạt động – hành động – thao tác.

– Quan điểm của A.N.Lêônchiev về cấu trúc vĩ mô của hoạt động: Trên cơ sở nghiên cứu thực nghiệm trong nhiều năm, nhà tâm lí học Xô viết nổi tiếng A.N.Lêônchiev đã nêu lên cấu trúc vĩ mô của hoạt động, bao gồm 6 thành tố và mối quan hệ giữa 6 thành tố này.

Khi tiến hành hoạt động: về phía chủ thể bao gồm 3 thành tố và mối quan hệ giữa 3 thành tố này, đó là: hoạt động

– hành động – thao tác. Ba thành tố này thuộc vào các đơn vị thao tác (mặt kĩ thuật) của hoạt động; còn về phía khách thể (về phía đối tƣợng hoạt động) bao gồm 3 thành tố và mối quan hệ giữa chúng với nhau, đó là: động cơ – mục đích – phƣơng tiện. Ba thành tố này tạo nên “nội dung đối tƣợng” của hoạt động (mặt tâm lí). Cụ thể là: Hoạt động hợp bởi các hành động. Các hành động diễn ra bằng các thao tác. Hoạt động luôn luôn hƣớng vào động cơ (nằm trong đối tƣợng), đó là mục đích chung, mục đích cuối cùng của hoạt động; mục đích chung này (động cơ) đƣợc cụ thể bằng những mục đích cụ thể, mục đích bộ phận mà từng hành động hƣớng vào. Để đạt mục đích con ngƣời phải sử dụng các phƣơng tiện. Tùy theo các điều kiện, phƣơng tiện mà con ngƣời thực hiện các thao tác để tiến hành hành động đạt mục đích, hay nói khác đi hành động thực hiện nhờ các thao tác. Sự tác động qua lại giữa chủ thể và khách thể, giữa đơn vị thao tác và nội dung đối tƣợng của hoạt động tạo ra sản phẩm của hoạt động (cả về phía khách thể, cả về phía chủ thể – “sản phẩm kép”). Có thể khái quát cấu trúc chung của hoạt động nhƣ sau:

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học đại cương (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)