Sống trong xã hội, con ngƣời không chỉ có quan hệ với thế giới sự vật hiện tƣợng bằng hoạt động có đối tƣợng, mà còn có quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời, giữa con ngƣời và xã hội – đó là quan hệ giao tiếp.
a) Giao tiếp là gì?
Giao tiếp là một quan hệ qua lại giữa con ngƣời với con ngƣời, thể hiện sự tiếp xúc tâm lí giữa ngƣời và ngƣời, thông qua đó con ngƣời trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hƣởng, tác động qua lại với nhau. Hay nói khác đi giao tiếp xác lập và vận hành các quan hệ ngƣời – ngƣời, hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác.
Mối quan hệ giao tiếp giữa con ngƣời với con ngƣời có thể xảy ra với các hình thức khác nhau:
– Giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân. – Giao tiếp giữa cá nhân với nhóm.
– Giao tiếp giữa nhóm với nhóm, giữa nhóm với cộng đồng…
b) Các loại giao tiếp
Có nhiều cách phân loại giao tiếp:
* Theo phƣơng tiện giao tiếp, có ba loại giao tiếp sau:
– Giao tiếp vật chất: giao tiếp thông qua hành động với vật thể.
– Giao tiếp bằng tín hiệu phi ngôn ngữ nhƣ giao tiếp bằng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt…
– Giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếng nói. chữ viết): đây là hình thức giao tiếp đặc trƣng của con ngƣời, xác lập và vận hành mối quan hệ ngƣời – ngƣời trong xã hội.
* Theo khoảng cách, có hai loại giao tiếp cơ bản:
– Giao tiếp trực tiếp: giao tiếp mặt đối mặt, các chủ thể trực tiếp phát và nhận tín hiệu với nhau.
– Giao tiếp gián tiếp: qua thƣ từ hoặc qua ngƣời khác, có khi qua ngoại cảm, thần giao cách cảm… * Theo quy cách, ngƣời ta chia giao tiếp thành hai loại:
– Giao tiếp chính thức: giao tiếp nhằm thực hiện nhiệm vụ chung theo chức trách, quy định, thể chế.
– Giao tiếp không chính thức: là giao tiếp giữa những ngƣời hiểu biết rõ về nhau, không câu nệ vào thể thức, mà theo kiểu thân tình, nhằm mục đích chính là thông cảm, đồng cảm với nhau.
Các loại giao tiếp nói trên luôn tác động qua lại, bổ sung cho nhau, làm cho mối quan hệ giao tiếp của con ngƣời vô cùng đa dạng và phong phú.
c) Vai trò của giao tiếp với tâm lí
Nhà tâm lí học Xô viết nổi tiếng B.Ph.Lômôv cho rằng: “Khi chúng ta nghiên cứu lối sống của một cá nhân cụ thể, chúng ta không thể chỉ giới hạn ở sự phân tích xem nó làm cái gì và nhƣ thế nào, mà còn phải nghiên cứu xem nó giao tiếp với ai và nhƣ thế nào?”. Vì thế, cùng với hoạt động, giao tiếp có một vai trò cơ bản trong việc hình thành và phát triển tâm lí.
– Giao tiếp là điều kiên tồn tai của cá nhân và xã hôi loài ngƣời. Nhu cau giao tiếp là một trong những nhu cầu xã hội cơ bản, xuất hiện sớm nhất ở con ngƣời. C Mác đã chỉ ra rằng: “Sự phát triển của một cá nhân đƣợc quy định bởi sự phát triển của tất cả các cá nhân khác mà nó giao lƣu một cách trực tiếp…”
Thực tế chứng minh rằng, những trƣờng hợp trẻ em do động vật nuôi mất hẳn tính ngƣời, mất nhân cách, chỉ còn lại những đặc điểm tâm lí hành vi của con vật. Đã có nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra rằng, sự giao tiếp quá hạn chế và nghèo nàn đã dẫn đến những hậu quả nặng nề là dễ mắc bệnh “đói giao lƣu do nằm viện lâu ngày” (Hospitalism).
– Nhờ giao tiếp, con ngƣời gia nhập vào các quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hóa xã hội, quy tắc đạo đức, chuẩn
mực xã hội, đồng thời nhận thức đƣợc chính bản thân mình, tự đối chiếu, so sánh mình với ngƣời khác, với chuẩn mực xã hội, tự đánh giá bản thân mình nhƣ một nhân cách để hình thành một thái độ giá trị – cảm xúc nhất định đối với bản thân. Hay nói khác đi, qua giao tiếp con ngƣời hình thành năng lực tự ý thức.