Nếu xét theo lịch sử hình thành (chủng loại và cá thể) và mức độ phát triển của tƣ duy, thì ngƣời ta chia tƣ duy làm
3 loại:
*Tư duy trực quan – hành động: đó là loại tƣ duy mà việc giải quyết nhiệm vụ đƣợc
thực hiện nhờ sự cải tổ thực tế các tình huống, nhờ các hành động vận động có thể quan sát đƣợc, loại tƣ duy này có cả ở những động vật cao cấp;
*Tư duy trực quan – hình ảnh: đó là loại tƣ duy mà việc giải quyết nhiệm vụ đƣợc
thực hiện bằng sự cải tổ tình huống chỉ trên bình diện hình ảnh mà thôi, loại tƣ duy này chỉ có ở con ngƣời, đặc biệt ở trẻ nhỏ;
*Tư duy trừu tượng (hay tư duy từ ngữ – lôgic): đó là loại tƣ duy mà việc giải quyết nhiệm vụ đƣợc dựa trên sự sử dụng các khái niệm: các kết cấu lôgic đƣợc tồn tại và vận hành trên cơ sở ngôn ngữ.
Ba loại tƣ duy trên tạo thành các giai đoạn phát triển của tƣ duy trong quá trình phát sinh chủng loại và cá thể.
Nếu căn cứ theo hình thức biểu hiện của nhiệm vụ (vấn đề) và phƣơng thức giải quyết nhiệm vụ (vấn đề), thì ngƣời ta chia ra ba loại tƣ duy sau đây ở ngƣời trƣởng thành:
*Tư duy thực hành: là loại tƣ duy mà nhiệm vụ đƣợc đề ra một cách trực quan, dƣới
hình thức cụ thể, phƣơng thức giải quyết là những hành động thực hành. Ví dụ, tƣ duy của ngƣời thợ sửa chữa xe hơi khi xe không chạy.
*Tư duy hình ảnh cụ thể: là loại tƣ duy mà nhiệm vụ đƣợc đề ra dƣới hình thức một
hình ảnh cụ thể, và sự giải quyết nhiệm vụ cũng đƣợc dựa trên những hình ảnh trực quan đã có. Ví dụ, khi ta suy nghĩ xem từ trƣờng về nhà đi đƣờng nào cho ngắn nhất chẳng hạn.
*Tư duy lí luận: là loại tƣ duy mà nhiệm vụ đƣợc đề ra dƣới hình thức lí luận và việc
giải quyết nhiệm vụ đòi hỏi phải sử dụng những khái niệm trừu tƣợng, những tri thức lí luận. Ví dụ, sự tƣ duy của học sinh khi ngồi nghe giảng bài trên lớp; tƣ duy của thầy giáo khi soạn bài…
Trong thực tế, con ngƣời trƣởng thành rất ít khi sử dụng thuần tuý một loại tƣ duy nào đó trong các loại trên, mà thƣờng các loại tƣ duy trên đƣợc phối hợp với nhau, trong đó một loại nào đó giữ vai trò chủ chốt. Ví dụ, ở ngƣời hoạ sĩ không phải không có tƣ duy lí luận, vì họ phải xây dựng hình ảnh để thông qua đó biểu đạt những ý nghĩ, tƣ tƣởng nhất định. Tính chất của hoạt động nghề nghiệp đã làm cho họ thiên về loại tƣ duy hình ảnh cụ thể hơn thôi.