Ngôn ngữ bên ngoài là thứ ngôn ngữ hƣớng vào ngƣời khác, nó đƣợc dùng để

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học đại cương (Trang 81 - 82)

truyền đạt và tiếp thu tƣ tƣởng. Ngôn ngữ bên ngoài lại gồm hai thứ: ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.

*Ngôn ngữ nói: là ngôn ngữ đƣợc hƣớng vào ngƣời khác, đƣợc biểu hiện bằng âm thanh và đƣợc thu nhận bằng phân tích quan thính giác. Ngôn ngữ nói là hình thức cổ sơ nhất của lịch sử loài ngƣời. Trong sự phát sinh cá thể, ngôn ngữ nói cũng có trƣớc. Ngôn ngữ nói cũng lại có hai loại: đối thoại và độc thoại.

Ngôn ngữ nói đối thoại: là loại ngôn ngữ giữa hai hay một số ngƣời với nhau, trong đó

lúc này thì ngƣời này nói và ngƣời kia nghe, lúc khác thì ngƣời kia nói và ngƣời này nghe. Loại ngôn ngữ này có những đặc điểm tâm lí riêng: trong quá trình đối thoại có sự thay đổi vị trí và vai trò của mỗi bên, chính sự thay đổi này có tác dụng phụ trợ, làm cho hai bên dễ hiểu nhau hơn; ngƣời nói và ngƣời nghe luôn luôn đƣợc nghe và thƣờng đƣợc trông thấy nhau (nếu là đối thoại trực tiếp), nên ngoài tiếng nói ra còn có các phƣơng tiện phụ khác bổ trợ cho ngôn ngữ, nhƣ cử chỉ, điệu bộ, nét mặt (nếu đối thoại gián tiếp, ví dụ qua điện thoại, thì không có đặc điểm này) và do đó ngƣời nói có thể thấy đƣợc trực tiếp phản ứng của ngƣời nghe, từ đó có thể điều chỉnh lời nói của mình.

Ngôn ngữ nói độc thoại là loại ngôn ngữ mà trong đó một ngƣời nói và những ngƣời

văn, đọc báo cáo hay giảng bài…Đó là loại ngôn ngữ liên tục, một chiều, không có sự phụ trợ ngƣợc trở lại (trong trƣờng hợp độc thoại gián tiếp).

Ngôn ngữ nói độc thoại đòi hỏi một số yêu cầu ngặt nghèo hơn so với ngôn ngữ nói đối thoại: ngƣời nói phải có sự chuẩn bị trƣớc về nội dung, hình thức và kết cấu của những điều định nói, nhiều khi phải tìm hiểu trƣớc về đối tƣợng (những ngƣời nghe). Ngôn ngữ phải trong sáng, dễ hiểu, chính xác. Ngôn ngữ nói độc thoại gây những căng thẳng nhất định cho cả ngƣời nói lẫn ngƣời nghe: ngƣời nói vừa phải chuẩn bị trƣớc nhƣ đã nói ở trên, vừa phải theo dõi ngôn ngữ của chính mình và phản ứng của ngƣời nghe; còn ngƣời nghe thì phải tập trung chú ý trong một thời gian dài.

*Ngôn ngữ viết là thứ ngôn ngữ hƣớng vào ngƣời khác, đƣợc biểu hiện bằng các kí hiệu chữ viết và đƣợc tiếp thu bằng cơ quan phân tích thị giác. Ngôn ngữ viết cho phép con ngƣời tiếp xúc với nhau một cách gián tiếp, trong những khoảng cách không gian và thời gian lớn. Ngôn ngữ viết có những yêu cầu nhất định đối với ngƣời viết lẫn ngƣời đọc. Ngƣời viết không thể sử dụng các phƣơng tiện hỗ trợ nhƣ giọng nói, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt…; không phải lúc nào họ cũng biết trƣớc đƣợc phản ứng của ngƣời đọc đối với điều mình viết ra, vì không nghe, không nhìn thấy độc giả và thƣờng cũng không biết gì về họ cả, mà độc giả lại rất đông, nhiều ngành, nhiều giới nên càng khó. Về phía ngƣời đọc cũng có những khó khăn nhất định, họ không thể bày tỏ ý kiến của mình một cách trực tiếp. Để khắc phục những khó khăn trên, ngôn ngữ viết có những yêu cầu chặt chẽ hơn cả: phải viết tỉ mỉ, chính xác, phải tuân thủ đầy đủ các quy tắc ngữ pháp, chính tả và lôgic.

Ngôn ngữ viết cũng có hai loại: đối thoại và độc thoại, nhƣng đối thoại một cách gián tiếp, ví dụ nhƣ thƣ từ; còn độc thoại nhƣ sách, báo chẳng hạn.

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học đại cương (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)