Làm thế nào để hồi tưởng cái đã quên?

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học đại cương (Trang 122 - 127)

b) Ngôn ngữ bên trong là ngôn ngữ cho mình, hƣớng vào chính mình, nó giúp cho con

6.2.6.3. Làm thế nào để hồi tưởng cái đã quên?

a/ Phải đánh bạt ý nghĩ sai lầm cho rằng mình đã “quên sạch”, “quên tiệt” chẳng còn nhớ tí gì cả; phải tin tƣởng rằng mình có thể hồi tƣởng đƣợc.

b/ Phải kiên trì: lần thứ nhất thất bại, thì lại tiếp tục lần thứ hai, thứ ba…

c/ Khi hồi tƣởng sai, thì lần tiếp theo không bao giờ nên xuất phát từ sự trả lời sai lầm của lần trƣớc, mà cần bắt đầu hồi tƣởng lại từ đầu theo một cách mới.

d/ Cần đối chiếu, so sánh với những hồi ức khác có quan hệ trực tiếp với nội dung của hồi ức mà ta đang cần nhớ

lại.

đ/ Cần sử dụng sự kiểm tra của tƣ duy, của trí tuệ

e/ Có thể sử dụng sự liên tƣởng, nhất là liên tƣởng nhân quả để hồi tƣởng một vấn đề gì đó.

TÀI LIỆU CẦN ĐỌC THÊM

1.Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thuỷ. Tâm lí học, tập I,NXB Giáo dục, 1988 (Chƣơng VII: “Trí nhớ”, từ trang 265 đến 289).

2.Trần Trọng Thủy, Một cơ chế mà trong rèn luyện trí nhớ, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 5/1991.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1.Trí nhớ là gì? Nêu đặc điểm của trí nhớ? (So sánh trí nhớ với cảm giác, tri giác, tƣ duy và tƣởng tƣợng).

3.Hãy nêu và giải thích các biện pháp cần làm để có trí nhớ tốt. 4.Muốn hồi tƣởng đƣợc cái đã quên thì cần phải làm gì?

THỰC HÀNH

TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƢƠNG Chƣơng VI. TRÍ NHỚ

1. Hãy kiểm tra trí nhớ máy móc thị giác và thính giác của học sinh bằng phƣơng háp của A. P. Nhechaiep.

* Phương tiện cần thiết:

a/ Vài tấm bìa cỡ 40 x 20 chỉ có ghi một loạt các số gồm 2 chữ số, mỗi tấm bìa gồm 12 số đƣợc ghi đậm, rõ ràng.

Có thể là những số nhƣ sau:

64 28 83 57 87 68 46 37 39 52 74 49 73 67 91 43 81 62 32 27 53 85 17 94 73 67 91 43 81 62 32 27 53 85 17 94 54 93 71 58 35 82 61 47 97 21 19 34

Có thể lấy bất cứ số nào từ 21 đến 94, không chọn các số nhƣ 20, 30, 22, 33 và những số tƣơng tự.

b/ Đồng hồ đeo tay (Có đồng hồ bấm giây càng tốt).

* Cách tiến hành:

Có thể cho học sinh xem (thị giác) hoặc nghe (thính giác) các số phải ghi nhớ một lần hay nhiều lần. Tốt nhất là phối hợp cả hai (cả xem và nghe).

Nếu đọc cho học sinh nghe, thì nói: “Bây giờ tôi sẽ đọc cho các em nghe 12 số có hai chữ số, không đƣợc ghi chép gì cả. Khi nào tôi đọc xong và ra hiệu thì các em bắt đầu ghi lại những số mà mình đã nhớ đƣợc, không cần theo đúng thứ tự. Nào! Chú ý nhé!” (Đọc thong thả, rõ ràng, loạt số nọ cách loạt số kia 30 giây).

Nếu đƣa cho các học sinh xem các số thì nói: “Tôi sẽ cho các em xem cát tấm phiếu có ghi sẵn 12 số. Các em hãy nhìn kĩ và cố ghi nhớ. Không đƣợc ghi chép gì cả. Sau 30 giây tôi sẽ cất đi và theo lệnh của tôi, các em hãy ghi ra giấy những số đã nhớ đƣợc, không cần ghi theo thứ tự nào cả. Nào? Chuẩn bị nha!”.

Chú ý quan sát xem học sinh có phải nhẩm tính các số đã đƣợc nghe hay đƣợc nhìn không, có phải sửa chữa các số đã ghi ra giấy hay không (cho phép học sinh sửa chữa, nhƣng điều này phải đƣợc tính đến khi phân tích). Có thể hỏi thêm học sinh để bổ sung cho những điều quan sát về mức độ tin tƣởng vào tính chính xác của trí nhớ ở học sinh. Sau lần thứ hai, học sinh có cảm thấy một cách chủ quan rằng ghi nhớ các số đã dễ dàng hơn không.

Chỉ số đánh giá là số lƣợng các số đƣợc nhớ lại chính xác sau khi nghe và sau khi xem.

* Cách phân tích kết quả:

a/ Xác định xem các số đã đƣợc ghi nhớ theo trình tự nào: giảm dần, tăng dần…

b/ Xác định xem học sinh đã xây dựng những mối liên hệ nhƣ thế nào trong việc ghi nhớ máy móc các thành phần rời rạc của tài liệu.

c/ Đánh giá học sinh theo thang bậc sau: đối với trí nhớ thính giác thì cao nhất là nhớ đƣợc 7 số và thấp nhất là nhớ đƣợc là 2 số. Khi nhớ lại lần thứ hai, thì cao nhất là 8 số và thấp nhất là 1 số. Đối với trí nhớ thị giác thì cao nhất là nhớ đƣợc 9 số và thấp nhất là nhớ đƣợc là 3 số, khi nhớ lại lần thứ hai thì cao nhất là 10 số và thấp nhất là 0 số.

2.Nghiên cứu ảnh hƣởng của các mối liên hệ có ý nghĩa đến việc ghi nhớ và nhớ lại tài liệu ngôn ngữ bằng phƣơng pháp K. Buylơ (K. Buler).

* Dụng cụ:

a/ 10 Cặp từ mà giữa chúng dễ dàng thiết lập các mối liên hệ có ý nghĩa, ví dụ: Mây – Mƣa

Nắng – Gió Trầu – Cau

b/ Đồng hồ đeo tay (Nếu có đồng hồ bấm giây càng tốt).

* Cách tiến hành:

Lúc đầu đọc từng cặp từ cho học sinh nghe, học sinh cố gắng thiết lập mối liên hệ giữa các từ trong cặp. Sau đó ta chỉ đọc từ đầu tiên trong mỗi cặp, còn học sinh phải nhớ lại từ thứ hai bằng cách sử dụng mối liên hệ mà mình đã thiết lập và ghi cả cặp từ lên một mẩu giấy.

Đọc các cặp từ cách nhau 2 giây. Sau khi đọc hết cả 10 cặp từ thì nghỉ 10 giây, rồi bắt đầu từ thứ nhất của mỗi cặp, dừng 5 giây sau mỗi từ để học sinh có đủ thời giờ ghi lên giấy cả từ kích thích và từ nhớ lại đƣợc.

Để kiểm tra tính bền vững của việc ghi nhớ, sau vài giờ lại đề nghị học sinh làm lại thực nghiệm y nhƣ lần nƣớc.

* Cách tính toán và phân tích kết quả:

1.Cần quan sát học sinh để xác định xem: a/ Tính tích cực của học sinh khi nghe đƣợc thể hiện nhƣ thế nào? b/ Học sinh có phải nhẩm đọc các từ mà ta đọc cho nó nghe hay không? c/ Có dấu hiệu bên ngoài nào của sự căng thẳng trí óc không?

2.Cần hỏi thêm học sinh để biết: a/ Học sinh có sử dụng những thủ thuật đặc biệt để ghi nhớ hay không? Nếu có thì đó là những thủ thuật nào? b/ Học sinh có tạo thành các cặp từ dễ dàng hay khó khăn? c/ Những cặp từ nào dễ nhớ lại, cặp nào khó nhớ lại?

3.Tính số lƣợng các cặp từ đƣợc tạo thành đúng. Tỉ lệ giữa số lƣợng này với số lƣợng các cặp từ đƣa ra (10) đƣợc gọi là hệ số ghi nhƣ từ ngữ – logic.

Thƣờng thì kết quả cao nhất là 10 cặp từ và thấp nhất là 4 cặp từ (10/10 và 4/1O).

Created by AM

Chƣơng VII. NHÂN CÁCH VÀ SỰ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH

TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƢƠNG

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý học đại cương (Trang 122 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)